Tự ý xây dựng nhà xưởng thì xử lý như thế nào để đúng với quy định của pháp luật? Trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích có bị xử phạt không?
Cấp phép xây dựng nhà xưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Mỗi cá nhân hoặc tổ chức khi muốn tiến hành xây dựng nhà xưởng tại Việt Nam đều phải được cấp phép xây dựng từ các cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Cá nhân hoặc tổ chức muốn hoàn thành thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà xưởng, kho chứa hàng,…thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Thuộc đối tượng được cấp phép xây dựng (Điều 89 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).
- Đủ điều kiện được cấp phép xây dựng (từ Điều 91 Luật Xây dựng 2014 đến Điều 94 Luật Xây dựng 2014).
- Khu vực xây dựng nhà xưởng phải được chuyển mục đích sử dụng đất hợp lý (Điều 57 Luật Đất đai 2013).
Xây dựng nhà xưởng
Hành vi sử dụng đất không đúng mục đích sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo như thông tin được cung cấp thì đất trong trường hợp này được sử dụng với mục đích để nuôi trồng thủy sàn. Nếu muốn xây dựng nhà xưởng để tái chế dầu nhớt và xay nghiền xỉ nhôm thì cần phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013. Cho nên, việc ông T đã tự ý xây dựng nhà xưởng để tái chế dầu nhớt và xay nghiền xỉ nhôm là hành vi sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP đối với hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, người vi phạm có thể sẽ bị xử phạt như sau:
- Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai 2013
...
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
...
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
....
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đồ thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
+ Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP)
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Trong trường hợp này, ai sẽ là người bị xử phạt?
Về nguyên tắc thì người nào tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thì sẽ xử phạt người đó. Để xác định được ai là người sẽ bị xử phạt trong sai phạm này thì ta sẽ phải chia ra hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: nếu chứng minh được bà N trước đây cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản nhưng mà ông T cố tình chuyển mục đích sử dụng sai thì phạt ông T.
Trường hợp thứ hai: nếu bà N tự ý chuyển mục đích sử dụng sai và ông T chỉ thuê lại để thực hiện thì người bị xử phạt sẽ là bà N.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.