Tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống các công trình ngầm trên đường giao thông có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi tự ý tháo, mở nắp cống các công trình ngầm trên đường giao thông là hành vi bị nghiêm cấm đúng không? Người thực hiện hành vi trên có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Trách nhiệm quản lý và bảo trì công trình đường bộ thuộc về những cơ quan nào? câu hỏi của anh N.M.T (An Giang).

Tự ý tháo, mở nắp cống các công trình ngầm trên đường giao thông là hành vi bị nghiêm cấm đúng không?

Hành vi tự ý tháo, mở nắp cống trên đường giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
...
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
...

Theo đó, pháp luật nghiêm cấm hành vi tự ý tháo mở nắp cống các công trình ngầm, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

Tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống các công trình ngầm trên đường giao thông có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống các công trình ngầm trên đường giao thông có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống các công trình ngầm trên đường giao thông có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Hành vi tự ý tháo, mở nắp cống các công trình ngầm trên đường giao thông được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép;
b) Phá dỡ trái phép dải phân cách, gương cầu, các công trình, thiết bị an toàn giao thông trên đường bộ, cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
c) Tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống, nắp ga các công trình ngầm, hệ thống tuy nen trên đường giao thông;
d) Nổ mìn hoặc khai thác đất, cát, đá, sỏi, khoáng sản khác trái phép làm ảnh hưởng đến công trình đường bộ;
đ) Rải, đổ hóa chất gây hư hỏng công trình đường bộ.
6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 100 xe đến 150 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) từ 750 m đến 1.000 m;
b) Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 10 phút đến 20 phút.
...

Theo đó, người tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống các công trình ngầm trên đường giao thông có thể bị phạt hành chính có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi.

Trách nhiệm quản lý và bảo trì công trình đường bộ thuộc về những cơ quan nào?

Trách nhiệm quản lý và bảo trì công trình đường bộ được quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Quản lý, bảo trì đường bộ
1. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
2. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:
a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, bảo trì đường bộ.

Theo đó, trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau:

- Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;

- Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

- Đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,166 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào