Tự vệ hợp pháp là gì? Những đồ vật nào khi mang theo người được coi là đồ tự vệ hợp pháp theo quy định?

Em ơi cho anh hỏi: Anh có thể đem theo bên người những đồ vật nào để được coi là đồ tự vệ hợp pháp vậy em? Anh chỉ muốn mang theo phòng thân tại công việc anh đi làm về khá trễ, nguy hiểm, nếu không biết mà mang theo những đồ không đúng nếu bị công an kiểm tra lại phiền! Giúp anh vấn đề này nhé! Đây là câu hỏi của anh Q.G đến từ Ninh Bình.

Tự vệ hợp pháp là gì? Những đồ vật nào khi mang theo người được coi là đồ tự vệ hợp pháp theo quy định?

Hiện không có văn bản nào giải thích trực tiếp thế nào là tự vệ hợp pháp, tuy nhiên dựa theo Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 tự vệ hợp pháp có thể hiểu là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Và phòng vệ chính đáng hay tự vệ hợp pháp thì không phải là tội phạm.

Và hiện nay cũng không có văn bản nào quy định những đồ vật nào là đồ vật tự vệ hợp pháp. Theo khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì nhà nước nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vũ khí thô sơ được liệt kê tại theo Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019.

Do đó, những đồ vật khi mang theo người được coi là đồ tự vệ hợp pháp là những đồ vật không được quy định tại Điều 3 nêu trên.

tự vệ hợp pháp

Đồ tự vệ hợp pháp (Hình từ Internet)

Khi sử dụng đồ phòng vệ hợp pháp nhưng vượt quá mức phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Khi sử dụng đồ phòng vệ hợp pháp nhưng vượt quá mức phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, thì theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Phòng vệ chính đáng
...
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, người sử dụng đồ phòng vệ hợp pháp nhưng có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự 2015, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà những người này có thể bị truy cứu với tội:

* Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015)

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

* Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015)

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không, thì theo điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
...

Như vậy, phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

7,423 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào