Tư vấn về phòng ngừa mua bán người thực hiện như thế nào? Quản lý để phòng ngừa mua bán người bằng cách nào theo quy định hiện hành?
Việc tư vấn về phòng ngừa mua bán người thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Tư vấn về phòng ngừa mua bán người
1. Cung cấp kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người.
2. Cung cấp thông tin về thủ đoạn mua bán người và hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người.
3. Cung cấp thông tin về quyền, nghĩa vụ của nạn nhân và hướng dẫn cách thức thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó.
Như vậy, theo quy định trên thì việc vấn về phòng ngừa mua bán người thực hiện như trên.
Phòng chống mua bán người
Quản lý để phòng ngừa mua bán người bằng cách nào theo quy định hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Quản lý về an ninh, trật tự
1. Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, tăng cường kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn.
2. Giám sát các đối tượng có tiền án, tiền sự về mua bán người và các đối tượng khác có dấu hiệu thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.
3. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các thông tin về tàng thư, căn cước, lý lịch tư pháp phục vụ công tác phòng, chống mua bán người.
4. Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, khu vực biên giới, hải đảo và trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.
5. Trang bị các phương tiện kỹ thuật tại các cửa khẩu quốc tế phục vụ cho việc nhận dạng người và phát hiện nhanh chóng, chính xác các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; nâng cấp các trang thiết bị kiểm soát, kiểm tra tại các chốt kiểm soát, cửa khẩu.
6. Quản lý công tác cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc làm, cấp phát, quản lý và kiểm soát các loại giấy tờ tùy thân và giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh.
7. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nước có chung đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.
Như vậy, để phòng ngừa mua bán người thì cơ quan quản lý căn cứ theo quy định trên của pháp luật để tiến hành thực hiện nhằm đấu tranh phòng chống cũng như phòng ngừa buôn bán người.
Kỹ năng ứng xử khi có nghi ngờ về việc mua bán người có phải là nội dung của việc thông tin tuyên truyền giáo dục phòng chống mua bán người hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người
1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống mua bán người; đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;
b) Thủ đoạn và tác hại của các hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;
c) Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;
d) Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;
đ) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;
e) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;
g) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.
3. Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;
b) Cung cấp tài liệu;
c) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;
đ) Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;
e) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên ở cơ sở; huy động sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội.
5. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, thiến niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và những người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua bán người.
Theo đó, trong các nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
- Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;
- Thủ đoạn và tác hại của các hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;
- Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;
- Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;
- Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;
- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;
- Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì kỹ năng ứng xử khi có nghi ngờ về việc mua bán người sẽ là một trong những nội dung được nhắc đến trong công cuộc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.