Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi ngay khi có thông báo vi phạm giao thông thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?
Xử phạt vi phạm hành chính khi người điều khiển xe máy dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
+ Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
+ Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
+ Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
+ Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
+ Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
+ Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
+ Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
+ Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước.
Như vậy, trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi ngay khi có thông báo vi phạm thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?
Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
+ Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
+ Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;
+ Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
+ Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
+ Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Như vậy, trường hợp bạn vượt đèn đỏ (không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi ngay khi có thông báo vi phạm giao thông thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?
(1) Căn cứ Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tình tiết giảm nhẹ như sau:
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
(2) Theo khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về phạt tiền như sau:
"Điều 23. Phạt tiền
...
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt."
Theo đó, chỉ cần có tình tiết giảm nhẹ là có thể áp dụng giảm nhẹ trong quyết định xử lý vi phạm hành chính, không bắt buộc phải có nhiều tình tiết thì mới được giảm nhẹ. Nếu có nhiều tình tiết thì được bạn sẽ được giảm nhiều hơn theo quy định. Như vậy, trong trường hợp tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính thì sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trong việc xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.