Từ ngày 20/5/2022, có những điểm mới nào trong tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước đối với các khoản viện trợ bằng tiền từ nguồn viện trợ không hoàn lại?

Theo tôi được biết thì Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước. Tôi rất quan tâm đến thông tin này, tôi mong được đưa thông tin chi tiết hơn về tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước đối với các khoản viện trợ bằng tiền áp dụng trong Thông tư này. Thời gian hạch toán được quy định như thế nào? và đối với các sai sót trong quá trình hạch toán thì xử lý như thế nào?

Tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước đối với khoản viện trợ bằng tiền được quy định như thế nào?

Theo Điều 14 Thông tư 23/2022/TT-BTC quy định tỷ giá hạch toán nhà nước đối với với các khoản viện trợ bằng tiền từ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được quy định như sau:

- Đối với khoản viện trợ bằng tiền cho chương trình, dự án áp dụng tỷ giá theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

- Đối với khoản viện trợ bằng hiện vật, hàng hóa, dịch vụ áp dụng tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) công bố tại thời điểm hạch toán khoản viện trợ.

Vậy đối với khoản viện trợ bằng tiền thì tỷ giá hạch toán được áp dụng theo quy định tại Điều 78 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"Điều 78. Tỷ giá hạch toán và tỷ giá giải ngân
1. Các khoản tiền nhà tài trợ trực tiếp giải ngân và thanh toán Thư tín dụng bằng ngoại tệ cho nhà thầu, nhà cung cấp, việc hạch toán bằng đồng Việt Nam áp dụng tỷ giá mua chuyển khoản đầu ngày của ngân hàng phục vụ, ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản, hoặc tỷ giá mua chuyển khoản đầu ngày của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong trường hợp không có ngân hàng phục vụ tại ngày nhà tài trợ ghi nợ cho Chính phủ.
2. Đối với các khoản tiền nhà tài trợ thanh toán trực tiếp bằng đồng tiền khác đồng tiền nhận nợ, áp dụng tỷ giá thanh toán thực tế của nhà tài trợ giữa đồng tiền nhận nợ và đồng tiền thanh toán.
3. Trường hợp dự án thực hiện chi từ tài khoản tạm ứng, các khoản chi từ tài khoản tạm ứng bằng đồng tiền khác đồng tiền vay và chi bằng ngoại tệ áp dụng tỷ giá mua chuyển khoản đồng ngoại tệ tương ứng của ngân hàng phục vụ hoặc ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại thời điểm thanh toán.
4. Trường hợp chuyển khoản ghi thu ghi chi tạm ứng sang thực chi khi thanh toán khối lượng hoàn thành áp dụng tỷ giá mua chuyển khoản đầu ngày của ngân hàng phục vụ, ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại thời điểm hạch toán ghi thu ghi chi tạm ứng để hạch toán thu hồi tạm ứng.
5. Chủ dự án chịu trách nhiệm về việc xác định và áp dụng tỷ giá quy đổi khi đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm soát chi hoặc đề nghị hạch toán ghi thu ghi chi các khoản chi bằng ngoại tệ theo quy định.
6. Chủ dự án thực hiện đánh giá lại tỷ giá đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động dự án vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và khi có yêu cầu của nhà tài trợ, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải đánh giá lại tỷ giá theo quy định của chế độ kế toán mà đơn vị áp dụng."

Còn đối với các khoản viện trợ bằng hiện vật, hàng hóa, dịch vụ thì áp dụng tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước công bố tại thời điểm hạch toán khoản viện trợ.

Tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước áp dụng cho khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài

Tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước áp dụng cho nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài

Thời gian hạch toán khoán viện trợ ngân sách nhà nước là như thế nào?

Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 114/2021/NĐ-CP thì thời gian hạch toán ngân sách nhà nước như sau:

- Đối với các khoản chi nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi được xác nhận kiểm soát chi và giải ngân trước ngày 31 tháng 01 năm sau; trong vòng 05 ngày làm việc thực hiện hạch toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

- Đối với Kho bạc Nhà nước hoàn thành hạch toán các khoản chi nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi trong niên độ thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày 31 tháng 01.

Các sai sót trong quá trình hạch toán thì xử lý như thế nào?

Theo Điều 15 Thông tư 23/2022/TT-BTC quy định điều chỉnh hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước như sau:

Đối với các sai sót trong quá trình hạch toán thu, chi NSNN, thực hiện điều chỉnh hạch toán NSNN theo quy định của pháp luật về NSNN. Về niên độ điều chỉnh hạch toán:

- Các khoản thu, chi chưa được quyết toán NSNN được điều chỉnh vào năm hạch toán.

- Các khoản thu, chi đã được quyết toán NSNN được điều chỉnh vào năm hiện tại.

Thông tư 23/2022/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 20/5/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,498 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào