Từ chứng minh nhân dân khi làm thủ tục đổi sang thành căn cước công dân gắn chíp có cần phải lăng dấu vân tay lại không?
- Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến năm 2030 thì có cần thiết đổi sang căn cước công dân gắn chíp hay không?
- Khi làm căn cước công dân gắn chíp thì chứng minh nhân dân cũ sẽ được thu lại?
- Từ chứng minh nhân dân khi làm thủ tục đổi sang thành căn cước công dân gắn chíp có cần phải lăng dấu vân tay lại không?
Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến năm 2030 thì có cần thiết đổi sang căn cước công dân gắn chíp hay không?
Hiện nay, đã ngưng cấp chứng minh nhân dân, tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP thì chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Những chứng minh nhân dân đã được cấp mà vẫn còn giá trị sử dụng không bị hư hỏng gì thì vẫn được sử dụng, không bắt buộc phải chuyển sang căn cước công dân gắn chíp.
Do hiện nay đã không còn cấp chứng minh nhân dân nữa cho nên đối với những trường hợp đổi, cấp lại chứng minh nhân dân thì sẽ được đổi sang căn cước công dân gắn chíp.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp trong trường hợp như sau:
Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
Như vậy, có thể thấy, pháp luật không bắt buộc công dân đang sử dụng chứng minh nhân dân mà còn thời hạn phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp.
Chỉ khi nào thuộc trưởng hợp cấp lại, cấp đổi chứng minh nhân dân thì lúc đó mới phải chuyển sang làm căn cước công dân gắn chíp. Hoặc khi có nhu cầu thì công dân cũng có thể đổi sang dùng luôn căn cước công dân gắn chíp.
Cho nên nếu như chứng minh nhân dân còn hạn dùng đến năm 2030 thì vẫn được sử dụng, không cần phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp nữa chưa có nhu cầu đổi.
Tuy nhiên hiện nay khi dùng căn cước công dân gắn chíp sẽ tiện lợi hơn so với chứng minh nhân dân cho nên công dân cũng nên đổi sang dùng căn cước công dân gắn chíp.
Chứng minh nhân dân
Khi làm căn cước công dân gắn chíp thì chứng minh nhân dân cũ sẽ được thu lại?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA nêu rõ:
Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
...
3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
...
Đồng thời, khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng quy định:
8. Thu hồi Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, theo quy định này, khi đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chíp thì sẽ bị thu hồi thẻ chứng minh nhân dân cũ nên sẽ không thể sử dụng song song cả chứng minh dân nhân và căn cước công dân gắn chíp mới.
Thực tế vẫn không ít trường hợp công dân bị "bỏ quên" không bị thu lại chứng minh nhân dân cũ, vẫn có thể sử dụng song song chứng minh nhân dân và căn cước công dân gắn chíp.
Tuy nhiên, nếu công dân đã được cấp căn cước công dân gắn chíp rồi thì thẻ này có giá trị, chứng minh nhân dân cũ sẽ không được dùng nữa.
Do đó, nhằm tránh gặp vướng mắc, rủi ro pháp lý về sau thì mọi người nên sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp mới đã được cấp.
Từ chứng minh nhân dân khi làm thủ tục đổi sang thành căn cước công dân gắn chíp có cần phải lăng dấu vân tay lại không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA như sau:
Thu nhận thông tin công dân
Sau khi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ thu nhận thông tin công dân thực hiện như sau:
1. Tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
a) Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
b) Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
c) Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Lựa chọn loại cấp Căn cước công dân (cấp, đổi, cấp lại) và tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân.
3. Thu nhận vân tay của công dân theo các bước như sau:
Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay phải (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út);
Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay trái (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út);
Thu nhận vân tay phẳng của 2 ngón cái chụm;
Thu nhận vân tay lăn 10 ngón theo thứ tự: Ngón cái phải, ngón trỏ phải, ngón giữa phải, ngón áp út phải, ngón út phải, ngón cái trái, ngón trỏ trái, ngón giữa trái, ngón áp út trái, ngón út trái.
Trường hợp không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.
...
Theo đó, khi đổi sang căn cước công dân thì sẽ phải thực hiện lăng dấu vân tay lại theo các bước như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.