Trường trung học cơ sở có tư cách pháp nhân và con dấu riêng không? Tên trường trung học cơ sở được ghi ở đâu?
Trường trung học cơ sở có tư cách pháp nhân và con dấu riêng không?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, trường trung học cơ sở là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân.
Trường trung học cơ sở có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Trường trung học cơ sở có tư cách pháp nhân và con dấu riêng không? Tên trường trung học cơ sở được ghi ở đâu?
Tên trường trung học cơ sở được ghi ở đâu? Biển tên trường trung học cơ sở ghi những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tên trường, biển tên trường
1. Việc đặt tên trường được quy định như sau:
a) Tên trường: Trường trung học cơ sở (hoặc: trung học phổ thông; tiểu học và trung học cơ sở; trung học cơ sở và trung học phổ thông; tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; trung học phổ thông chuyên) + tên riêng của trường.
b) Việc đặt tên riêng của trường phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu của trường, biển tên trường và giấy tờ giao dịch.
3. Biển tên trường ghi những nội dung sau:
a) Góc phía trên, bên trái:
- Đối với trường trung học có cấp học cao nhất là cấp trung học cơ sở:
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và tên huyện;
Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với trường trung học có cấp trung học phổ thông:
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh;
Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của nhà trường.
4. Tên trường và biển tên trường của trường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.
Đối chiếu quy định trển, như vậy, tên trường trung học cơ sở được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu của trường, biển tên trường và giấy tờ giao dịch.
Biển tên trường trung học cơ sở ghi những nội dung sau đây:
Góc phía trên, bên trái:
- Đối với trường trung học có cấp học cao nhất là cấp trung học cơ sở:
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và tên huyện;
Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với trường trung học có cấp trung học phổ thông:
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh;
Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của nhà trường.
Trường trung học cơ sở có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theoq quy định tại Điều 3 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
5. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
6. Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.
7. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10. Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường trung học cơ sở có những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.