Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức hoạt động dạy và học như thế nào? Nhà trường tổ chức dạy học mấy buổi trên ngày?

Tôi có thắc mắc, trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức hoạt động dạy và học như thế nào? Nhà trường tổ chức dạy học mấy buổi trên ngày? Hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng của trường phổ thông dân tộc bán trú được tổ chức như thế nào? Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú có phải biết sử dụng tiếng dân tộc thiểu số không? Trên đây là thắc mắc của chị Khả Hân tại Bắc Ninh.

Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức hoạt động dạy và học như thế nào? Nhà trường tổ chức dạy học mấy buổi trên ngày?

Căn cứ theo Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 30/2015/TT BGDĐT quy định về hoạt động dạy và học như sau:

Hoạt động dạy và học
Trường PTDTBT tổ chức hoạt động dạy và học theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường phổ thông. Nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh. Hoạt động dạy và học phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh dân tộc thiểu số.

Theo đó, trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức hoạt động dạy và học theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường phổ thông. Nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh. Hoạt động dạy và học phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh dân tộc thiểu số.

Trường bán trú

Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức hoạt động dạy và học như thế nào? Nhà trường tổ chức dạy học mấy buổi trên ngày? (Hình từ Internet)

Hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng của trường phổ thông dân tộc bán trú được tổ chức như thế nào?

Căn cứ theo Điều 17 Quy chế Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định về hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng như sau:

Hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng
1. Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, kỹ năng sống, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường cho học sinh.
2. Giáo dục lao động của trường PTDTBT bao gồm: lao động công ích và lao động sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh.
3. Hoạt động văn hóa, thể thao bao gồm: sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa khác nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu.
4. Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 3 Quy chế Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:

Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú
Trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:
...
3. Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.

Như vậy, việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.

Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, kỹ năng sống, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường cho học sinh.

Giáo dục lao động của trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm: lao động công ích và lao động sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh.

Hoạt động văn hóa, thể thao bao gồm: sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa khác nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu.

Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú.

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú có phải biết sử dụng tiếng dân tộc thiểu số không?

Căn cứ theo Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú Ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nhiệm vụ của giáo viên
Giáo viên trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:
1. Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh và cộng đồng;
2. Tìm hiểu, nắm vững phong tục tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc nơi công tác;
3. Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc; tham gia quản lý, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp.

Theo đó, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:

- Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh và cộng đồng;

- Tìm hiểu, nắm vững phong tục tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc nơi công tác;

- Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc; tham gia quản lý, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp.

Như vậy, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú phải biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh và cộng đồng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,671 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào