Trường mầm non công lập có phải tổ chức hoạt động xã hội cho học sinh không? Gia đình có trách nhiệm như thế nào?
- Trường mầm non công lập có phải tổ chức hoạt động xã hội cho học sinh không?
- Trường mầm non có phải giải trình với xã hội về sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xã hội không?
- Gia đình có trách nhiệm như thế nào khi học sinh trường mầm non tham gia hoạt động xã hội?
Trường mầm non công lập có phải tổ chức hoạt động xã hội cho học sinh không?
Trường mầm non công lập có phải tổ chức hoạt động xã hội cho học sinh không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 24/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục
1. Tham gia xây dựng kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục.
2. Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường của cơ sở giáo dục, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
3. Phối hợp sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức các hoạt động giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng bảo đảm đúng mục đích, chất lượng, hiệu quả theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, theo quy định trên thì Trường mầm non công lập có trách nhiệm phối hợp sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức hoạt động xã hội cho học sinh bảo đảm đúng mục đích, chất lượng, hiệu quả theo quy định của pháp luật.
Trường mầm non công lập có phải tổ chức hoạt động xã hội cho học sinh không? Gia đình có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường mầm non có phải giải trình với xã hội về sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xã hội không?
Trường mầm non có phải giải trình với xã hội về sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xã hội không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 24/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải trình với xã hội, học sinh, cơ quan quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật các nội dung sau:
1. Mục tiêu chất lượng giáo dục, kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục.
2. Hoạt động tuyển sinh, hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục; bảo đảm sự tham gia của gia đình học sinh, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.
3. Quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức các hoạt động giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.
4. Thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các nội dung khác theo quy định của pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì trường mầm non phải giải trình với xã hội về sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xã hội.
Gia đình có trách nhiệm như thế nào khi học sinh trường mầm non tham gia hoạt động xã hội?
Gia đình có trách nhiệm khi học sinh trường mầm non tham gia hoạt động xã hội được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 24/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của gia đình
1. Tham gia góp ý mục tiêu giáo dục và kế hoạch giáo dục của nhà trường của cơ sở giáo dục thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
2. Tham gia góp ý nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục về các biện pháp giáo dục, khen thưởng, kỷ luật học sinh; nắm bắt tình hình và kết quả hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy học học sinh để phối hợp với cơ sở giáo dục trong việc quản lý, giáo dục học sinh.
3. Phối hợp với cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy học học sinh bảo đảm an toàn cho học sinh; tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, hoạt động xã hội, hoạt động vì cộng đồng và các hoạt động giáo dục khác theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
4. Phối hợp với cơ sở giáo dục trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh và đảm bảo an toàn cho học sinh theo quy định của pháp luật.
5. Giám sát các hoạt động của cơ sở giáo dục theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
Theo đó, khi học sinh trường mầm non tham gia hoạt động xã hội thì Gia đình có trách nhiệm phối hợp với trường mầm non và các tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy học học sinh bảo đảm an toàn cho học sinh;
Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, hoạt động xã hội, hoạt động vì cộng đồng và các hoạt động giáo dục khác theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.