Trường hợp trúng gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hiệp định CPTPP mà nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu về nhân sự chủ chốt thì bị xử lý ra sao?
- Đế tham dự gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hiệp định CPTPP thì nhà thầu cần đáp ứng điều kiện về nhân sự chủ chốt như thế nào?
- Trường hợp trúng gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hiệp định CPTPP mà nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu về nhân sự chủ chốt thì bị xử lý ra sao?
- Trường hợp gian dối để trúng gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hiệp định CPTPP thì nhà thầu sẽ bị xử lý theo hình thức nào?
Đế tham dự gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hiệp định CPTPP thì nhà thầu cần đáp ứng điều kiện về nhân sự chủ chốt như thế nào?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Theo Điều 4 Thông tư 21/2022/TT-BKHĐT thì điều kiện về nhân sự chủ chốt để nhà thầu có thể tham dự gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hiệp định CPTPP được quy định như sau:
(1) Đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn không đòi hỏi nhân sự có chuyên môn cao thì không được yêu cầu về nhân sự chủ chốt.
Trường hợp dịch vụ phi tư vấn có yếu tố đặc thù, phức tạp cần thiết phải có nhân sự có hiểu biết, nhiều kinh nghiệm đảm nhận thì có thể đưa ra yêu cầu về huy động nhân sự chủ chốt để thực hiện các công việc đặc thù, phức tạp này.
Trường hợp yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt, trong tờ trình phê duyệt hồ sơ mời thầu phải nêu rõ lý do để chủ đầu tư xem xét, quyết định.
Chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm việc yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt không dẫn đến làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Hồ sơ mời thầu không được yêu cầu nhân sự đối với công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông;
(2) Trường hợp nhân sự chủ chốt mà nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bên mời thầu cho phép nhà thầu làm rõ, thay đổi, bổ sung nhân sự chủ chốt để đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu trong một khoảng thời gian phù hợp.
Đối với mỗi nhân sự không đáp ứng, nhà thầu chỉ được thay thế một lần. Trường hợp nhà thầu không có nhân sự thay thế đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu bị loại.
Trường hợp trúng gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hiệp định CPTPP mà nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu về nhân sự chủ chốt thì bị xư lý ra sao? (Hình từ Internet)
Trường hợp trúng gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hiệp định CPTPP mà nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu về nhân sự chủ chốt thì bị xử lý ra sao?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 21/2022/TT-BKHĐT quy định về trường hợp nhà thầu không đáp ứng được điều kiện về nhân sự chủ chốt khi trúng thầu như sau:
Lập hồ sơ mời thầu
...
2. Yêu cầu về nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công chủ yếu
..
c) Trường hợp trúng thầu và ký kết hợp đồng, nhà thầu có nghĩa vụ huy động nhân sự, thiết bị như đã đề xuất ban đầu hoặc đề xuất thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Trường hợp không huy động được nhân sự, thiết bị, nhà thầu bị phạt hợp đồng, bị đánh giá về uy tín khi tham gia các gói thầu khác;
...
Theo quy định, nếu trúng thầu và ký kết hợp đồng, nhà thầu có nghĩa vụ huy động nhân sự, thiết bị như đã đề xuất ban đầu hoặc đề xuất thay đổi theo quy định.
Trường hợp nhà thầu không huy động được nhân sự chủ chốt như đã đề xuất thì nhà thầu sẽ bị phạt hợp đồng, bị đánh giá về uy tín khi tham gia các gói thầu khác.
Trường hợp gian dối để trúng gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hiệp định CPTPP thì nhà thầu sẽ bị xử lý theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 21/2022/TT-BKHĐT quy định về trường hợp nhà thầu không đáp ứng được điều kiện về nhân sự chủ chốt khi trúng thầu như sau:
Lập hồ sơ mời thầu
...
d) Trong mọi trường hợp, nếu nhà thầu kê khai nhân sự, thiết bị không trung thực thì nhà thầu không được thay thế nhân sự, thiết bị khác theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 89 của Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
...
Căn cứ Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 quy định về hành vi gian lận trong đấu thầy như sau:
Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
...
4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;
b) Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
c) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
...
Căn cứ Điều 122 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu:
Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu
Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:
1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 8 và 9 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 6 và 7 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
4. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
Như vậy, trong trường hợp nhà thầu gian dối để trúng gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hiệp định CPTPP thì sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.