Trường hợp thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng chế độ thông tin báo cáo, nội dung báo cáo không chính xác về tình hình thực hiện in phôi, quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ thì bị xử phạt không?

Tôi tên Minh Nguyệt, hiện tôi đang công tác giáo dục tại trường Đại học M, có câu hỏi cần tư vấn: Việc báo cáo tình hình thực hiện in phôi, quản lý văn bằng, chứng chỉ được quy định như thế nào? Trong trường hợp thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng chế độ thông tin báo cáo, nội dung báo cáo không chính xác thì bị xử phạt hành chính không? Mức phạt bao nhiêu? Ngoài ra, có những biện pháp khắc phục hậu quả, hình thức xử phạt và mức tiền phạt nào không?

Việc báo cáo tình hình thực hiện in phôi, quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ được quy định như thế nào?

Theo Điều 20 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định về báo cáo tình hình thực hiện in phôi, quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ như sau:

- Nội dung yêu cầu báo cáo: Tình hình thực hiện in phôi văn bằng của Sở GDĐT và cơ sở giáo dục đại học; tình hình thực hiện in phôi chứng chỉ trong năm

- Đối tượng thực hiện, cơ quan nhận báo cáo và quy trình báo cáo: Sở GDĐT; cơ sở giáo dục đại học báo cáo Bộ GDĐT

- Kỳ báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm

- Phương thức gửi, nhận báo cáo: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này

- Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo

- Thời hạn gửi báo cáo: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 7 Thông tư này

- Mẫu đề cương báo cáo: Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Việc báo cáo tình hình thực hiện in phôi, quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ được quy định như thế nào?

Việc báo cáo tình hình thực hiện in phôi, quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ được quy định như thế nào?

Trường hợp thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng chế độ thông tin báo cáo, nội dung báo cáo không chính xác về tình hình thực hiện in phôi, quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ thì bị xử phạt không?

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về tổ chức quản lý cơ sở giáo dục thì mức phạt quy định như sau:

"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai không đầy đủ các nội dung theo quy định tại quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng chế độ thông tin báo cáo theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất có nội dung không chính xác;
d) Sử dụng tên hoặc đặt trụ sở không đúng địa điểm theo quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật hiện hành."

Như vậy, trên đây là các quy định về báo cáo tình hình thực hiện in phôi, quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp tổ chức vi phạm quy định về báo cáo như: Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng chế độ thông tin báo cáo theo quy định của pháp luật hiện hành; lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất có nội dung không chính xác có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả và mức tiền phạt quy định ra sao?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 7; điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, biện pháp khắc phục hậu quả và mức tiền phạt được quy định như sau:

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc thực hiện công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này

+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này

+ Buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

- Mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục:

+ Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, trong trường hợp một người nào đó vi phạm thì mức tiền phạt sẽ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc thực hiện công khai.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,315 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào