Trường hợp thí nghiệm thiết bị trên hệ thống lưới điện cho thấy lỗi từ phía khách hàng thì giải quyết thế nào?
- Trách nhiệm của đơn vị phân phối điện trong các thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối là gì?
- Khách hàng không nhất trí kế hoạch thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối thì đơn vị phân phối điện có quyền cưỡng chế thực hiện không?
- Trường hợp thí nghiệm thiết bị trên hệ thống lưới điện cho thấy lỗi từ phía khách hàng thì giải quyết thế nào?
Trách nhiệm của đơn vị phân phối điện trong các thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối là gì?
Căn cứ Điều 95 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về trách nhiệm của đơn vị phân phối điện trong các thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối như sau:
Trách nhiệm trong thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện thí nghiệm định kỳ thiết bị trên lưới điện phân phối thuộc sở hữu và quản lý vận hành;
b) Tổ chức thực hiện thí nghiệm đột xuất trên lưới điện phân phối trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lưới điện phân phối vận hành an toàn, ổn định, tin cậy và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Thông tư này;
c) Tổ chức thực hiện thí nghiệm trên lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối khi có yêu cầu;
d) Phối hợp với Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện khác khi tiến hành các thí nghiệm thiết bị tại các điểm đấu nối ranh giới;
đ) Thông báo trước bằng văn bản cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối và các đơn vị có liên quan về kế hoạch thí nghiệm để phối hợp thực hiện.
...
Như vậy, đơn vị phân phối điện trong các thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối có những trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Trường hợp thí nghiệm thiết bị trên hệ thống lưới điện cho thấy lỗi từ phía khách hàng thì giải quyết thế nào? (Hình từ Internet)
Khách hàng không nhất trí kế hoạch thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối thì đơn vị phân phối điện có quyền cưỡng chế thực hiện không?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 96 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về trình tự thí nghiệm theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện như sau:
Trình tự thí nghiệm theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện
...
2. Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối không nhất trí với thông báo kế hoạch thí nghiệm của Đơn vị phân phối điện, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, khách hàng phải thông báo lại và đề xuất phương án giải quyết để thống nhất với Đơn vị phân phối điện về cách thức thực hiện thí nghiệm.
3. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối tổ chức thí nghiệm theo kế hoạch đã thống nhất.
...
Theo quy định, trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối không nhất trí với thông báo kế hoạch thí nghiệm của Đơn vị phân phối điện, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, khách hàng phải thông báo lại và đề xuất phương án giải quyết để thống nhất với Đơn vị phân phối điện về cách thức thực hiện thí nghiệm.
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối tổ chức thí nghiệm theo kế hoạch đã thống nhất.
Như vậy, trong trường hợp không nhất trí với thông báo kế hoạch thí nghiệm của Đơn vị phân phối điện thì khách hàng phải có thông báo bằng văn bản cho đơn vị phân phối và đơn vị phải phối hợp với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối để thống nhất cách thức thực hiện thí nghiệm chứ không được cưỡng chế thực hiện thí nghiệm.
Trường hợp thí nghiệm thiết bị trên hệ thống lưới điện cho thấy lỗi từ phía khách hàng thì giải quyết thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 98 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về trách nhiệm của khách hàng khi có kết quả thí nghiệm như sau:
Trách nhiệm thực hiện sau khi thí nghiệm
...
2. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải điều chỉnh, đầu tư nâng cấp, thay thế thiết bị trong thời hạn thoả thuận với Đơn vị phân phối điện trong trường hợp kết quả thí nghiệm cho thấy thiết bị thuộc sở hữu và quản lý vận hành của khách hàng không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Thông tư này hoặc các yêu cầu trong Thỏa thuận đấu nối.
Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 92 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về chi phí thí nghiệm đột xuất như sau:
Các yêu cầu chung về thí nghiệm trên hệ thống điện phân phối
...
6. Chi phí thí nghiệm đột xuất do bên đề nghị thí nghiệm chi trả nếu kết quả thí nghiệm cho thấy lưới điện hoặc tổ máy phát điện đạt các yêu cầu kỹ thuật vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Thông tư này hoặc các thông số ghi trong Thoả thuận đấu nối; trường hợp kết quả thí nghiệm cho thấy lưới điện hoặc tổ máy phát điện không đạt các yêu cầu kỹ thuật vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Thông tư này hoặc không đúng với các thông số ghi trong Thoả thuận đấu nối thì bên sở hữu và quản lý vận hành lưới điện hoặc tổ máy phát điện không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối phải trả chi phí thí nghiệm.
Trường hợp thí nghiệm thiết bị trên hệ thống lưới điện phân phối cho thấy chất lượng lưới điện phân phối bị ảnh hưởng từ thiết bị của của khách hàng thì khách hàng phải có trách nhiệm điều chỉnh, đầu tư nâng cấp, thay thế thiết bị trong thời hạn thoả thuận với Đơn vị phân phối điện.
Ngoài ra, khách hàng cũng phải chịu toàn bộ chi phí thực hiện thí nghiệm thiết bị trên hệ thống lưới điện phân phối đột xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.