Trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu thì cần chuẩn bị giấy tờ gì để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
- Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động được quy định như thế nào?
- Trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu thì cần chuẩn bị giấy tờ gì để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động?
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động được quy định như thế nào?
Theo Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.
2. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, bạn bị tai nạn lao động bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên để được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu thì cần chuẩn bị giấy tờ gì để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu thì cần chuẩn bị giấy tờ gì để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH được sửa đổi bởi Điểm 2.3 Khoản 2 Mục I Công văn 3194/BHXH-CSXH quy định như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
...
d) Đối với người lao động phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN:
d1) Đơn đề nghị hưởng chế độ BNN của người lao động theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc; hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc đề nghị giải quyết chế độ BNN (mẫu số 05A-HSB) đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác;
d2) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
d3) Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa;
d4) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).”.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động đã nghỉ hưu và phát hiện bị bệnh nghề nghiệp vẫn sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp và người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên sau đó gửi hồ sơ giám định y khóa đến cơ quan có thẩm quyền.
Theo thông tin bạn cung cấp, bố của bạn đã nghỉ hưu một thời gian sau đó mới phát hiện bệnh và bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp.
Do đó nếu bố bạn đáp ứng tất cả các điều kiện tại Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì bố bạn sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp và hồ sơ cần chuẩn bị nêu trên và nộp tại cơ sở bảo hiểm y tế có thẩm quyền để được giải quyết và chi trả theo quy trình.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động?
Căn cứ mục II Công văn 3194/BHXH-CSXH năm 2020 quy định về phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng như sau:
Về phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng
BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện việc phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng theo quy định tại điểm 1.3 khoản 1 Điều 2 Quyết định số 166/QĐ-BHXH phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Về nguyên tắc, khi phân cấp, BHXH tỉnh, thành phố phải quản lý được và phải chịu trách nhiệm đối với việc giải quyết các chế độ BHXH của BHXH cấp huyện. Đối với BHXH huyện chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giải quyết các chế độ BHXH thì chưa thực hiện phân cấp.
Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức cấp huyện và sắp xếp lại nhân sự để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ.
Như vậy, tùy tình hình thực tế tại mỗi địa phương mà có sự điều chỉnh về thẩm quyền giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động, tuy nhiên cơ quan quản lý Bảo hiểm xã hội cấp cao hơn phải giám sát, quản lý và chịu trách nhiệm đối với việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội của cơ quan cấp dưới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.