Trường hợp nào trám lấp giếng khai thác nước dưới đất không phải xin phép khai thác sử dụng nước dưới đất?
- Trường hợp nào trám lấp giếng khai thác nước dưới đất không phải xin phép khai thác sử dụng nước dưới đất?
- Trước khi tiến hành thi công trám lấp giếng không sử dụng thì chủ giếng phải thông báo với cơ quan nào?
- Khi tiến hành thi công trám lấp giếng không sử dụng thì chủ giếng phải đảm bảo yêu cầu gì?
Trường hợp nào trám lấp giếng khai thác nước dưới đất không phải xin phép khai thác sử dụng nước dưới đất?
Trường hợp nào trám lấp giếng khai thác nước dưới đất không phải xin phép khai thác sử dụng nước dưới đất? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 72/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Phân loại giếng không sử dụng để xử lý, trám lấp
1. Đối với các giếng khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp không phải xin phép khai thác, sử dụng nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bao gồm các giếng không sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giếng có thể tiếp tục khai thác, nhưng chủ giếng không có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng nước và không có kế hoạch để sử dụng cho các mục
đích khác;
b) Giếng không sử dụng nằm trong phạm vi bị thu hồi đất, giải phóng mặt bằng mà tổ chức, cá nhân nhận bàn giao mặt bằng không sử dụng;
c) Giếng bị hỏng không khắc phục được; giếng không thể tiếp tục khai thác do bị ô nhiễm, chất lượng nước không đáp ứng yêu cầu cho mục đích sử dụng hoặc do các nguyên nhân khác;
d) Giếng mà chủ giếng vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật.
....
Theo đó, đối với các giếng khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp không phải xin phép khai thác, sử dụng nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bao gồm các giếng không sử dụng thuộc một trong các trường hợp được nêu tại khoản 1 Điều 4 trên.
Trước khi tiến hành thi công trám lấp giếng không sử dụng thì chủ giếng phải thông báo với cơ quan nào?
Theo Điều 5 Thông tư 72/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Xử lý, trám lấp giếng khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp không phải xin phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, sau khi chủ giếng xác định giếng không sử dụng, chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm trám lấp giếng tới Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và tự tổ chức thi công trám lấp giếng của mình.
2. Giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân nhận bàn giao mặt bằng có trách nhiệm trám lấp giếng theo quy định của Thông tư này.
3. Giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định xử lý vi phạm hành chính mà trong đó có áp dụng biện pháp phải trám lấp giếng, chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm trám lấp giếng tới Ủy ban nhân dân cấp xã và tự tổ chức thi công trám lấp giếng của mình. Trường hợp trong quyết định xử lý vi phạm hành chính có quy định cụ thể về thời hạn hoàn thành việc trám lấp giếng thì thực hiện theo quyết định này.
4. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thi công trám lấp giếng không sử dụng quy định tại Điều này, chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã thực hiện trám lấp giếng không sử dụng để theo dõi, tổng hợp.
Như vậy, căn cứ quy định trên cả trước và sau khi hoàn thành việc thi công trám lấp giếng không sử dụng thì chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã.
Khi tiến hành thi công trám lấp giếng không sử dụng thì chủ giếng phải đảm bảo yêu cầu gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 72/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật thi công trám lấp giếng khoan, lỗ khoan không sử dụng
1. Việc thi công trám lấp giếng khoan nước dưới đất quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Lấp đầy hỗn hợp vữa xi măng vào trong giếng khoan, trường hợp không thể lấp đầy giếng thì phải có biện pháp bịt kín miệng giếng; xung quanh miệng giếng phải đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m tính từ miệng giếng khoan;
b) Khuyến khích thực hiện thi công trám lấp giếng theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
....
Theo đó, khi tiến hành thi công trám lấp giếng không sử dụng thì chủ giếng phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Lấp đầy hỗn hợp vữa xi măng vào trong giếng khoan, trường hợp không thể lấp đầy giếng thì phải có biện pháp bịt kín miệng giếng; xung quanh miệng giếng phải đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m tính từ miệng giếng khoan;
- Khuyến khích thực hiện thi công trám lấp giếng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 72/2017/TT-BTNMT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.