Trường hợp nào thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam? Cơ quan có thẩm quyền loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục?

Tôi có một thắc mắc cần giải đáp liên quan đến các trường hợp thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam? Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục có được phép sử dụng tại Việt Nam? Cơ quan có thẩm quyền loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục? - Câu hỏi chị Hoàng Mai (Bến Tre).

Trường hợp nào thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam?

Trường hợp nào thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam?

Trường hợp nào thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định các trường hợp thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam

(1) Thuốc bảo vệ thực vật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49; điểm b, điểm c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, cụ thể như sau:

+ Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi trong các trường hợp sau:

- Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đã đăng ký;

- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

(2) Thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật của Công ước Rotterdam, cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật có được phép sử dụng tại Việt Nam?

Theo khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định trường hợp thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, cụ thể như sau:

Thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký hoặc bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
...
2. Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;
b) Thuốc bảo vệ thực vật hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại;
c) Thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân đăng ký tự nguyện rút khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Như vậy, thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký hoặc bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam gồm có:

+ Có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;

+ Thuốc bảo vệ thực vật hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại;

+ Thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân đăng ký tự nguyện rút khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Cơ quan có thẩm quyền loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định quy trình loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục, như sau:

+ Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT, Cục Bảo vệ thực vật báo cáo và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;

+ Trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp thông tin, thành lập Hội đồng khoa học để xem xét, tư vấn việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật, báo cáo và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;

+ Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 49; điểm b, điểm c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ khỏi Danh mục.

Theo đó, căn cứ theo quy định nêu trên thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

915 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào