Trường hợp nào thì phải trả khoản chi phí đền bù đào tạo viên chức theo quy định pháp luật? Thời hạn trả là bao lâu?

Trường hợp nào thì phải trả khoản chi phí đền bù đào tạo viên chức theo quy định pháp luật? Thời hạn trả là bao lâu? Trường hợp viên chúc đi học liên thông, hay sau đại học với kinh phí học tự túc và khi đi học về làm ở cơ quan được 1 -2 năm thì họ nghỉ, chuyển công tác hoặc lấy chồng. Họ đi học bên cơ quan cũng không có hỗ trợ kinh phí nào cả, giờ họ nghỉ thì không thể nào bắt buộc họ đền bù lại, nhưng có văn bản nào quy định rõ về trường hợp không đền bù khi viên chức đã nghỉ mà kinh phí học họ tự túc không, và trường hợp nào là bắt buộc phải trả chi phí đền bù? Đây là câu hỏi của chị Bạch Yến đến từ Đà Nẵng.

Trường hợp nào thì phải trả khoản chi phí đền bù đào tạo viên chức theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có nêu:

Đền bù chi phí đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.

Như vậy viên chức phải trả khoản chi phí đền bù đào tạo theo quy định pháp luật các trường hợp tại quy định trên

Chị lưu ý quy định trên có nêu rõ việc đền bù chi phí đào tạo áp dụng trong trường hợp "Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức".

Nếu trường hợp của chị tự túc đi học thì không áp dụng quy định chi phí đến bù đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức như trên.

Chi phí đền bù đào tạo viên chức

Chi phí đền bù đào tạo viên chức (Hình từ Internet)

Thời hạn trả và thu hồi chi phí đền bù đối với đào tạo viên chức là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Trả và thu hồi chi phí đền bù
1. Chậm nhất trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ chi phí đền bù.
2. Chi phí đền bù được nộp cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa học.
3. Trong trường hợp không thống nhất việc đền bù chi phí đào tạo, các bên liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy thời hạn trả và thu hồi chi phí đền bù đối với đào tạo viên chức chậm nhất trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ chi phí đền bù.

Chi phí đền bù được nộp cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa học.

Trong trường hợp không thống nhất việc đền bù chi phí đào tạo, các bên liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù đối với đào tạo viên chức được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù
1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
2. Cách tính chi phí đền bù:
a) Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;
b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:

Trong đó:
- S là chi phí đền bù;
- F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 02 năm (= 24 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 48 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sau đó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đến bù là:

Như vậy chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù đối với đầo tạo viên chức được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,113 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào