Trường hợp nào sẽ tạm đình chỉ hoạt động cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy?

Những trường hợp nào tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy? Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy? Hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp tạm đình chỉ hoạt động cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định quy định các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động như sau:

Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);
b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; không bảo đảm giải pháp ngăn cháy lan giữa các khoang cháy, gian phòng của cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, cháy nổ A, B, C; không có đủ số lượng lối thoát nạn theo quy định;
c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:
Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Công an có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện;”.

Như vậy, có 03 trường hợp bị tạm đình chỉ như sau:

- Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ

- Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy.

- Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy.

Phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy chữa cháy (hình từ internet)

Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy?

Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn tạm đình chỉ như sau:

Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
....
3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.

Như vậy, Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động không vượt quá 30 ngày.

Hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:

Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Lưu ý: mức xử phạt vi phạm hành chính này áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên thì bị phạt mức phạt gấp 2 lần so với tổ chức.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
1,272 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào