Trường hợp nào nhà đầu tư phải đánh giá tác động môi trường? Mỗi dự án đầu tư phải lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau: Trường hợp nào nhà đầu tư phải đánh giá tác động môi trường? Mỗi dự án đầu tư phải lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường? Câu hỏi của anh L.Q.Q đến từ TP.HCM.

Đánh giá tác động môi trường là gì? Mỗi dự án đầu tư phải lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Đánh giá tác động môi trường là gì?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì:

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Mỗi dự án đầu tư phải lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ tại Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về thực hiện đánh giá tác động môi trường:

Thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Như vậy, mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Đánh giá tác động môi trường là gì? Mỗi dự án đầu tư phải lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Đánh giá tác động môi trường là gì? Mỗi dự án đầu tư phải lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào nhà đầu tư phải đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ vào quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự án phải đánh giá tác động môi trường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:

Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

(ii) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:

Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:

- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Lưu ý: Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Trách nhiệm của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 38 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể như sau:

- Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu về đánh giá tác động môi trường vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,199 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào