Trường hợp nào người yêu cầu cung cấp thông tin phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan?
Trường hợp nào người yêu cầu cung cấp thông tin phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 13/2018/NĐ-CP về các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu như sau:
Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu
1. Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gồm:
a) Mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b;
b) Mẫu Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 02;
c) Mẫu Phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 03;
d) Mẫu Thông báo gia hạn yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 04;
đ) Mẫu Thông báo từ chối yêu cầu cung cấp thông tin: Mẫu số 05.
2. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật tiếp cận thông tin thì phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan. Mẫu văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật tiếp cận thông tin thì phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan.
Mà căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định như sau:
Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.
2. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.
...
Như vậy, trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thì phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan theo quy định ở trên.
Trường hợp nào người yêu cầu cung cấp thông tin phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan? (Hình từ internet)
Tải mẫu văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan mới nhất hiện nay ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 13/2018/NĐ-CP thì mẫu văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2018/NĐ-CP.
Dưới đây là hình ảnh mẫu văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan mới nhất hiện nay:
Tải về Mẫu văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan mới nhất hiện nay.
Đơn vị đầu mối cung cấp thông tin phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của đơn vị đầu mối cung cấp thông tin như sau:
Trách nhiệm của đơn vị đầu mối cung cấp thông tin
1. Bố trí người làm đầu mối cung cấp thông tin để thực hiện cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.
2. Tiếp nhận, xử lý các yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý yêu cầu cung cấp thông tin và thực hiện cung cấp thông tin cho công dân theo yêu cầu.
3. Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo đúng trình tự, thủ tục; hướng dẫn, hỗ trợ người yêu cầu xác định rõ hồ sơ, tài liệu, tên văn bản có chứa thông tin cần tìm kiếm để điền đầy đủ, chính xác vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
4. Tiếp nhận, trả lời hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan trả lời phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về việc cung cấp thông tin của cơ quan mình theo quy định của pháp luật có liên quan; kiến nghị, đề xuất với người đứng đầu cơ quan về các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân.
5. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; tổng hợp tình hình, kết quả công tác cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan; báo cáo định kỳ và đột xuất tới người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin.
6. Bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người không biết chữ, người khuyết tật, người gặp khó khăn khác trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin; trường hợp người yêu cầu không thể viết Phiếu yêu cầu thì giúp điền Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Theo quy định trên thì đơn vị đầu mối cung cấp thông tin phải có những trách nhiệm sau:
- Bố trí người làm đầu mối cung cấp thông tin để thực hiện cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.
- Tiếp nhận, xử lý các yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý yêu cầu cung cấp thông tin và thực hiện cung cấp thông tin cho công dân theo yêu cầu.
- Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo đúng trình tự, thủ tục; hướng dẫn, hỗ trợ người yêu cầu xác định rõ hồ sơ, tài liệu, tên văn bản có chứa thông tin cần tìm kiếm để điền đầy đủ, chính xác vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
- Tiếp nhận, trả lời hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan trả lời phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về việc cung cấp thông tin của cơ quan mình theo quy định của pháp luật có liên quan; kiến nghị, đề xuất với người đứng đầu cơ quan về các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân.
- Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; tổng hợp tình hình, kết quả công tác cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan; báo cáo định kỳ và đột xuất tới người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin.
- Bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người không biết chữ, người khuyết tật, người gặp khó khăn khác trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin; trường hợp người yêu cầu không thể viết Phiếu yêu cầu thì giúp điền Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.