Trường hợp nào không được bố trí người làm công tác kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc kiểm toán?
- Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
- Trường hợp nào không được bố trí người làm công tác kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc kiểm toán?
- Hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ như sau:
Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ
1. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm toán:
a) Kiểm toán tài chính: Là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
b) Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
c) Kiểm toán hoạt động: Là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
d) Các nội dung kiểm toán khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
2. Căn cứ yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quyết định nội dung cuộc kiểm toán phù hợp.
Theo đó, nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước được quy định như trên.
Trường hợp nào không được bố trí người làm công tác kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc kiểm toán?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định yêu cầu hoạt động kiểm toán nội bộ như sau:
Yêu cầu trong hoạt động kiểm toán nội bộ
1. Không chịu sự can thiệp trong việc xác định phạm vi kiểm toán, thực hiện công việc và trao đổi kết quả kiểm toán cũng như không bị giới hạn trong việc tiếp cận thông tin, tài liệu kiểm toán.
2. Kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ khi thực hiện kiểm toán phải có thái độ khách quan, công bằng, không định kiến và tránh mọi xung đột về lợi ích với đơn vị được kiểm toán, thành thạo chuyên môn và thận trọng nghề nghiệp. Kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo những vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của mình trước và trong khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị với người có thẩm quyền theo quy định tại Quy chế kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước.
3. Không bố trí kiểm soát viên ngân hàng, người làm công tác kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán đối với:
a) Các hoạt động hoặc các đơn vị mà mình là người chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý trong vòng 03 (ba) năm gần nhất.
b) Các quy định, quy trình, thủ tục mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, quy trình, thủ tục đó.
c) Đơn vị mà mình có người thân là Thủ trưởng, kế toán trưởng (hoặc Trưởng phòng kế toán), Trưởng phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách của đơn vị đó.
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc không bố trí người làm công tác kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán đối với:
- Các hoạt động hoặc các đơn vị mà mình là người chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý trong vòng 03 (ba) năm gần nhất.
- Các quy định, quy trình, thủ tục mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, quy trình, thủ tục đó.
- Đơn vị mà mình có người thân là Thủ trưởng, kế toán trưởng (hoặc Trưởng phòng kế toán), Trưởng phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách của đơn vị đó.
Công tác kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Hình từ Internet)
Hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định nguyên tắc hoạt động kiểm toán nội bộ như sau:
Nguyên tắc hoạt động kiểm toán nội bộ
1. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.
2. Tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước; chấp hành chương trình, kế hoạch kiểm toán được Thống đốc phê duyệt.
3. Không can thiệp hoặc làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; bảo vệ bí mật nhà nước và bí mật của đơn vị được kiểm toán.
4. Thống đốc là người quyết định cuối cùng về các vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa các đơn vị liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.