Trường hợp nào không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải? Địa vị pháp lý của hoa tiêu hàng hải được quy định như thế nào?
Trường hợp nào không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 247 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam như sau:
Chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam
1. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.
2. Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả chi phí dịch vụ hoa tiêu.
3. Các trường hợp không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải:
a) Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc;
b) Tàu thuyền Việt Nam chở hành khách, chở dầu, khí hóa lỏng, xô hóa chất dưới 1.000 GT; các loại tàu thuyền khác của Việt Nam dưới 2.000 GT;
c) Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT;
d) Tàu thuyền có thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận chuyên môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu thuyền và vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc mà tàu thuyền hoạt động được phép tự dẫn tàu.
4. Thuyền trưởng của tàu thuyền quy định tại khoản 3 Điều này có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn tàu nếu thấy cần thiết.
Theo quy định trên, việc sử dụng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.
Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả chi phí dịch vụ hoa tiêu.
Tuy nhiên trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 247 nêu trên thì không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải.
Dịch vụ hoa tiêu hàng hải (Hình từ Internet)
Địa vị pháp lý của hoa tiêu hàng hải được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 249 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về địa vị pháp lý của hoa tiêu hàng hải như sau:
Địa vị pháp lý của hoa tiêu hàng hải
1. Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.
2. Trong thời gian dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu được dẫn.
3. Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hàng hải hoặc đình chỉ hoạt động của hoa tiêu hàng hải và yêu cầu thay thế hoa tiêu hàng hải khác.
Theo đó, hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải.
Tuy nhiên việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.
Trong thời gian dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu được dẫn.
Và thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hàng hải hoặc đình chỉ hoạt động của hoa tiêu hàng hải và yêu cầu thay thế hoa tiêu hàng hải khác.
Điều kiện hành nghề của hoa tiêu hàng hải là gì?
Theo Điều 250 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về điều kiện hành nghề của hoa tiêu hàng hải như sau:
Điều kiện hành nghề của hoa tiêu hàng hải
1. Là công dân Việt Nam.
2. Đủ tiêu chuẩn sức khỏe.
3. Có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hàng hải.
4. Chỉ được phép dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải phù hợp với giấy chứng nhận vùng hoa tiêu hàng hải được cấp.
5. Chịu sự quản lý của một tổ chức hoa tiêu hàng hải.
Như vậy, điều kiện để một người được hành nghề của hoa tiêu hàng hải là công dân Việt Nam đủ tiêu chuẩn sức khỏe, có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hàng hải.
Đồng thời chỉ được phép dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải phù hợp với giấy chứng nhận vùng hoa tiêu hàng hải được cấp và chịu sự quản lý của một tổ chức hoa tiêu hàng hải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.