Trường hợp nào đương nhiên mất tư cách làm Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần theo quy định?
- Trường hợp nào đương nhiên mất tư cách làm Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần theo quy định?
- Trách nhiệm của Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần sau khi đương nhiên mất tư cách là gì?
- Không được đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần trong trường hợp nào?
Trường hợp nào đương nhiên mất tư cách làm Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần theo quy định?
Theo khoản 1 Điều 35 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định trường hợp đương nhiên mất tư cách làm Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần như sau:
Đương nhiên mất tư cách
1. Các trường hợp sau đây đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc):
a) Mất năng lực hành vi dân sự, chết;
b) Vi phạm quy định tại Điều 33 của Luật này về những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ;
c) Là người đại diện phần vốn góp của một tổ chức là cổ đông hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng khi tổ chức đó bị chấm dứt tư cách pháp nhân;
d) Không còn là người đại diện phần vốn góp theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức;
đ) Bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Khi tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;
g) Khi hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) hết hiệu lực;
h) Không còn là thành viên của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân
....
Như vậy, theo quy định nêu trên thì có 08 trường hợp đương nhiên mất tư cách làm Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
Trách nhiệm của Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần sau khi đương nhiên mất tư cách là gì?
Theo khoản 3 Điều 35 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định trường hợp đương nhiên mất tư cách làm Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần như sau:
Đương nhiên mất tư cách
...
3. Sau khi đương nhiên mất tư cách, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
Theo quy định nêu trên thì sau khi đương nhiên mất tư cách, Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
Trường hợp nào đương nhiên mất tư cách làm Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần theo quy định? (Hình từ Internet)
Không được đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) quy định những người sau đây không được đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc tổ chức tín dụng là công ty cổ phần gồm:
- Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
- Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;
- Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 37 của Luật này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;
- Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát của cùng tổ chức tín dụng;
- Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổ chức tín dụng.
- Người phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.