Trường hợp nào được xem là tranh chấp lao động tập thể về quyền? Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền không?

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động,... Vậy các tranh chấp lao động về quyền có bắt buộc phải hòa giải thông qua Hòa giải viên trước không? Cho tôi hỏi tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền không? Câu hỏi của chị K (Kiên Giang).

Trường hợp nào được xem là tranh chấp lao động tập thể về quyền?

Căn cứ khoản 2 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tranh chấp lao động tập thể về quyền, cụ thể như sau:

Tranh chấp lao động
...
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
a) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
c) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
...

Theo quy định trên, tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:

- Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;

- Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;

- Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

Trường hợp nào được xem là tranh chấp lao động tập thể về quyền? Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền không?

Trường hợp nào được xem là tranh chấp lao động tập thể về quyền? (Hình từ Internet)

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền hay không?

Căn cứ vào Điều 191 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao dộng tập thể về quyền như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động;
c) Tòa án nhân dân.
...

Theo như quy định trên thì hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động, tòa án nhân dân là những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là bao lâu?

Căn cứ vào Điều 194 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau:

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì thời hiệu sẽ là 01 năm kể từ khi phát hiện hành vi cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm.

Có phải tất cả các tranh chấp lao động tập thể về quyền đều phải được thông qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết không?

Theo khoản 2 Điều 191 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
...
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Như vậy, tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thế nào?

Căn cứ vào Điều 192 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện như sau:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

- Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

- Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

- Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

- Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
695 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào