Trường hợp nào đoàn viên vi phạm chưa xem xét xử lý kỷ luật? Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với đoàn viên được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi trường hợp nào đoàn viên vi phạm chưa xem xét xử lý kỷ luật? Tôi thắc mắc rằng đoàn viên đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có bị xử lý kỷ luật khi vi phạm không? Nguyên tắc xử lý kỷ luật được quy định như thế nào? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Thanh Huyền đến từ Đà Nẵng.

Trường hợp nào đoàn viên vi phạm chưa xem xét xử lý kỷ luật?

Theo khoản 1 Điều 6 Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1602/QĐ-TLĐ năm 2017 quy định như sau:

Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật
1 - Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm chưa xem xét xử lý kỷ luật:
a) Đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
b) Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tạm thời đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận.
c) Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
...

Đối chiếu quy định trên, trường hợp đoàn viên vi phạm chưa xem xét xử lý kỷ luật:

- Đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

- Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tạm thời đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận.

- Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

Do đó, trường hợp bạn thắc mắc đoàn viên đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi chưa xem xét xử lý kỷ luật.

Xử lý kỷ luật

Xử lý kỷ luật

Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với đoàn viên được quy định như thế nào?

Theo Điều 3 Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1602/QĐ-TLĐ năm 2017 quy định như sau:

Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1 - Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật và quy định của tổ chức công đoàn.
2- Cán bộ vi phạm đến mức nào thì phải xử lý kỷ luật theo mức đó; vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ; cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án, khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn thì tuỳ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, thi hành kỷ luật theo quy định.
3- Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Nếu vi phạm từ hai nội dung trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật nhưng phải chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với nội dung vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
4- Trường hợp cán bộ, đoàn viên đang trong thời gian thi hành kỷ luật mà tiếp tục vi phạm kỷ luật, thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành, nếu hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật mới mà có mức cao hơn hình thức đang thi hành thì phải áp dụng hình thức nặng hơn một mức so với hình thức hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm kỷ luật mới. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm mới có hiệu lực.
...

Theo đó, nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với đoàn viên được quy định như trên.

Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật đối với đoàn viên được quy định ra sao?

Theo Điều 5 Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1602/QĐ-TLĐ năm 2017 quy định như sau:

Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật
1 - Những trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật:
a) Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm trước khi bị phát hiện.
b) Chủ động báo cáo, cung cấp thông tin, phản ánh đầy đủ, trung thực về hành vi vi phạm đã gây ra và những người cùng vi phạm.
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm và tích cực tham gia ngăn chặn hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; tự giác bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
d) Vi phạm do nguyên nhân khách quan hoặc do bị ép buộc mà vi phạm.
đ) Có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
e) Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVC LĐ, hoạt động công đoàn và đã được khen thưởng.
2- Những trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau phải xem xét tăng nặng mức kỷ luật:
a) Đã được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giáo dục, nhắc nhở mà không sửa chữa.
b) Không tự giác kiểm điểm, nhận khuyết điểm, vi phạm của mình mà còn quanh co, che giấu.
...

Như vậy, những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật đối với đoàn viên được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

866 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào