Trường hợp nào cán bộ Công an cấp huyện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ vào ngày hôm sau?
- Trường hợp nào cán bộ Công an cấp huyện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ vào ngày hôm sau?
- Ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cán bộ Công an cấp huyện được tổ chức như thế nào?
- Cán bộ Công an cấp huyện có những trách nhiệm gì trong ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ?
Trường hợp nào cán bộ Công an cấp huyện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ vào ngày hôm sau?
Ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cán bộ Công an cấp huyện được tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 9 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:
Chế độ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Căn cứ tình hình thực tế về lực lượng, phương tiện, yêu cầu nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an các đơn vị, địa phương quyết định việc chia ca thường trực và chế độ nghỉ cho phù hợp.
2. Đối với cán bộ, chiến sĩ đã thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từ 02 giờ trở lên vào ban đêm (từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau) thì không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong ngày hôm sau.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì trong trường hợp cán bộ Công an cấp huyện đã thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từ 02 giờ trở lên vào ban đêm (từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau) thì không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ vào ngày hôm sau
Ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cán bộ Công an cấp huyện được tổ chức như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định tổ chức các hoạt động trong ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của cán bộ Công an cấp huyện như sau:
Việc giao, nhận giữa hai ca thường trực được thực hiện hằng ngày, thời gian tính từ đầu giờ làm việc của ngày hôm trước đến đầu giờ làm việc của ngày hôm sau. Nội dung giao, nhận gồm:
– Tập hợp và kiểm tra quân số của hai ca thường trực;
– Trực chỉ huy cấp Đội của ca thường trực trước báo cáo, nhận xét tóm tắt tình hình, kết quả thực hiện các mặt công tác trong ca thường trực;
– Tiến hành bàn giao giữa ca thường trực trước với ca thường trực sau; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, từng cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực sau;
– Cán bộ, chiến sĩ ca thường trực sau kiểm tra các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thường trực theo nhiệm vụ được chỉ huy giao;
– Việc giao, nhận ca thường trực phải được ghi chép vào Sổ giao, nhận ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời gian đang bàn giao ca thường trực mà nhận được tin báo cháy, sự cố, tai nạn thì ca thường trực trước nhanh chóng đi thực hiện nhiệm vụ và phân công ca sau thường trực tại đơn vị.
Sau khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chỉ huy đơn vị tiếp tục tổ chức bàn giao ca thường trực.
Cán bộ Công an cấp huyện có những trách nhiệm gì trong ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ?
Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
…
3. Cán bộ, chiến sĩ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Phải thường xuyên có mặt tại trụ sở doanh trại; khi có lệnh báo động phải nhanh chóng mặc trang phục, mang đủ thiết bị bảo hộ cá nhân, lên phương tiện thường trực và nổ máy sẵn sàng xuất phát, chờ lệnh của người chỉ huy.
Thời gian cán bộ, chiến sĩ lên phương tiện và nổ máy sẵn sàng xuất phát kể từ khi có lệnh báo động: Đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới đường bộ không quá 90 giây; đối với tàu, xuồng, ca nô không quá 180 giây;
b) Nắm vững chức trách, nhiệm vụ được giao trong ca thường trực; thuần thục các kỹ thuật cá nhân, đội hình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; sử dụng thành thạo phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được giao quản lý trong ca thường trực; lái xe, lái tàu phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông và bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ;
c) Kiểm tra tình trạng hoạt động và bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được giao quản lý theo quy định. Trường hợp phát hiện phương tiện không sử dụng được hoặc cần bổ sung, thay thế phải báo cáo trực chỉ huy để bổ sung, thay thế hoặc khắc phục kịp thời;
d) Trong thời gian tham gia các hoạt động học tập, tập luyện, thực tập phương án phải bảo đảm sẵn sàng đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh;
đ) Thực hiện đầy đủ việc ghi chép các loại sổ sách và các nhiệm vụ khác được chỉ huy, cấp trên giao; tham gia giao, nhận ca thường trực đầy đủ theo quy định.
Theo đó, cán bộ Công an cấp huyện có những trách nhiệm sau đây trong ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cụ thể:
– Phải thường xuyên có mặt tại trụ sở doanh trại; khi có lệnh báo động phải nhanh chóng mặc trang phục, mang đủ thiết bị bảo hộ cá nhân, lên phương tiện thường trực và nổ máy sẵn sàng xuất phát, chờ lệnh của người chỉ huy.
Thời gian cán bộ, chiến sĩ lên phương tiện và nổ máy sẵn sàng xuất phát kể từ khi có lệnh báo động: Đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới đường bộ không quá 90 giây; đối với tàu, xuồng, ca nô không quá 180 giây;
– Nắm vững chức trách, nhiệm vụ được giao trong ca thường trực; thuần thục các kỹ thuật cá nhân, đội hình chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; sử dụng thành thạo phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được giao quản lý trong ca thường trực; lái xe, lái tàu phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông và bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ;
– Kiểm tra tình trạng hoạt động và bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được giao quản lý theo quy định. Trường hợp phát hiện phương tiện không sử dụng được hoặc cần bổ sung, thay thế phải báo cáo trực chỉ huy để bổ sung, thay thế hoặc khắc phục kịp thời;
– Trong thời gian tham gia các hoạt động học tập, tập luyện, thực tập phương án phải bảo đảm sẵn sàng đi chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khi có lệnh;
– Thực hiện đầy đủ việc ghi chép các loại sổ sách và các nhiệm vụ khác được chỉ huy, cấp trên giao; tham gia giao, nhận ca thường trực đầy đủ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.