Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
- Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
- Trong trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót thì sau khi phát hiện có được sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót đó không?
- Về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo mục 2 Công văn 2659/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2016 quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính như sau:
Biên bản vi phạm hành chính là cơ sở pháp lý quan trọng để người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, khoản 1 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này” và mẫu Biên bản vi phạm hành chính (mẫu biểu MBB 01) được ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP .
Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật chưa có quy định cụ thể về việc lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính. Đây là một trong những vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Luật XLVPHC và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thời gian vừa qua.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật. Do vậy, Bộ Tư pháp cho rằng, để có căn cứ cho việc ban hành quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và/hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ vẫn phải lập biên bản vi phạm hành chính.
Trước mắt, để giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với các trường hợp không xác định được chủ thể vi phạm, Quý Sở có thể tham mưu hoặc hướng dẫn sử dụng mẫu Biên bản vi phạm hành chính đã nêu ở trên (mẫu biểu MBB 01 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP), gạch chéo những nội dung không điền thông tin. Tại phần đầu của Biên bản vi phạm hành chính ghi rõ: “Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính.
Theo đó, khi không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật. Vì vậy, Bộ Tư pháp cho rằng, để có căn cứ cho việc ban hành quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và/hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ vẫn phải lập biên bản vi phạm hành chính.
Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây
Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Trong trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót thì sau khi phát hiện có được sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót đó không?
Tại mục 1 Công văn 2659/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2016 quy định xử lý trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót như sau:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC (Nghị định số 81/2013/NĐ-CP) thì “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần...” Như vậy, trường hợp hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng sau đó, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phát hiện ra những sai sót trong biên bản vi phạm hành chính thì không được hủy biên bản đã lập để lập biên bản vi phạm hành chính mới.
Theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC), khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính.
Căn cứ các quy định nêu trên, Bộ Tư pháp cho rằng, trường hợp vụ việc đã được lập biên bản vi phạm hành chính nhưng sau đó, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phát hiện ra những sai sót trong biên bản vi phạm hành chính đã lập thì có thể lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật XLVPHC để sửa đổi, bổ sung những nội dung có sai sót trong biên bản vi phạm hành chính đã lập.
Biên bản xác minh này cũng phải được lập theo đúng thủ tục, trình tự quy định tại Điều 58 Luật XLVPHC và có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan: cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm; người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có) và là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính trình người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, đồng thời, lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, trường hợp vụ việc đã được lập biên bản vi phạm hành chính nhưng sau đó, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phát hiện ra những sai sót trong biên bản vi phạm hành chính đã lập thì có thể lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính để sửa đổi, bổ sung những nội dung có sai sót trong biên bản vi phạm hành chính đã lập.
Về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Tại mục 3 Công văn 2659/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2016 quy định về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
"Khoản 3 Điều 86 Luật XLVPHC giao: “Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”, mà một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Trên cơ sở đó, ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (mục V chương II Nghị định số 166/2013/NĐ-CP).
Bộ Tư pháp cho rằng, trình tự, thủ tục cưỡng chế được quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP cơ bản phù hợp với việc cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC và một số “biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định”. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước hết sức đa dạng, phong phú, mỗi loại biện pháp khắc phục hậu quả đòi hỏi phải có một trình tự, thủ tục cưỡng chế phù hợp, hay nói một cách khác là phải tuân theo những trình tự, thủ tục khác nhau. Do đó, việc quy định chi tiết trình tự, thủ tục cưỡng chế đối với từng “biện pháp khắc phục hậu quả khác” (chưa được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC) trong Nghị định số 166/2013/NĐ-CP là không khả thi.
Hiện nay, dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (thay thế Nghị định số 179/2013/NĐ-CP) đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành, do vậy, theo Bộ Tư pháp, Quý Sở có thể nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh có văn bản báo cáo Chính phủ hoặc có văn bản trực tiếp đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, báo cáo Chính phủ bổ sung quy định về trình tự, thủ tục cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả “buộc phải xây lắp công trình xử lý môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật” và các biện pháp khắc phục hậu quả khác phù hợp với lĩnh vực bảo vệ môi trường trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 179/2013/NĐ-CP nói trên nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu trong đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.