Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính thì quyết định bị khiếu nại có buộc phải tạm đình chỉ thi hành hay không?

Cho tôi hỏi với trường hợp khiếu nại quyết định hành chính thì quyết định bị khiếu nại có buộc phải tạm đình chỉ thi hành hay không? Khi giải quyết khiếu nại quyết định hành chính lần đầu thì việc kiểm tra quyết định hành chính bị khiếu nại được thực hiện vào lúc nào? - Câu hỏi của chị Khánh Nhi (Đà Nẵng).

Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính thì quyết định bị khiếu nại có buộc phải tạm đình chỉ thi hành hay không?

khiếu nại quyết định hành chính

Khiếu nại quyết định hành chính (Hình từ Internet)

Tại Điều 26 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại như sau:

Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại. Quyết định tạm đình chỉ thực hiện theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ. Quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ thực hiện theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo đó trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định hành chính thì quyết định bị khiếu nại chỉ bị đình chỉ khi xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục.

Như vậy việc đình chỉ này là không bắt buộc, tùy vào các trường hợp cụ thể sẽ quyết định đình chỉ hay không.

Khi giải quyết khiếu nại quyết định hành chính lần đầu thì việc kiểm tra quyết định hành chính bị khiếu nại được thực hiện vào lúc nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:

Xác minh nội dung khiếu nại
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
b) Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

Dẫn chiếu tới Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 có quy định:

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm kiểm tra lại quyết định hành chính bị khiếu nại như sau:

Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại
1. Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải trực tiếp kiểm tra lại hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.

Như vậy sau khi thụ lý khiếu nại thì trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu kiểm tra lại quyết định hành chính bị khiếu nại.

Kiểm tra lại quyết định bị khiếu nại quyết định hành chính với các nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 124/2020/NĐ-CP thì nội dung kiểm tra lại bao gồm:

- Căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;

- Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;

- Nội dung của quyết định hành chính, việc thực hiện hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;

- Trình tự, thủ tục ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày quyết định hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;

- Các nội dung khác (nếu có).

Sau khi kiểm tra lại, nếu thấy khiếu nại là đúng thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Nếu thấy chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,796 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào