Trường hợp giáo viên THCS được biệt phái để làm việc tại phòng Giáo dục và Đào tạo thì có còn được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đứng lớp hay không?
- Quy trình biệt phái giáo viên THCS được thực hiện như thế nào?
- Giáo viên THCS sau khi hoàn thành thời hạn biệt phái thì có phải được trở về đơn vị công tác cũ hay không?
- Trường hợp giáo viên THCS được biệt phái để làm việc tại phòng Giáo dục và Đào tạo thì có còn được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đứng lớp hay không?
Quy trình biệt phái giáo viên THCS được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 10 quy định kèm theo Quyết định 24/2019/QĐ-UBND quy định về quy trình biệt phái giáo viên THCS như sau:
Quy trình biệt phái giáo viên tiểu học, trung học cơ sở
1. Định kỳ hàng năm, UBND cấp huyện căn cứ kế hoạch biên chế được giao, kế hoạch phát triển trường, lớp, học sinh của địa phương để rà soát, xác định cụ thể số lượng giáo viên thừa, thiếu theo định mức và cơ cấu bộ môn, xây dựng kế hoạch biệt phái (thôi biệt phái), tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên thuộc quyền được phân cấp quản lý; tổng hợp, báo cáo cụ thể số lượng giáo viên thừa, thiếu của từng bộ môn, cấp học (sau khi đã cân đối trên địa bàn) về Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6.
2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định đề xuất của các đơn vị cấp huyện và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu biệt phái và tiếp nhận biệt phái theo từng cơ cấu bộ môn cho các đơn vị cấp huyện.
3. Trên cơ sở chỉ tiêu biệt phái được UBND tỉnh phê duyệt, UBND cấp huyện phân bổ chỉ tiêu biệt phái cho các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn có giáo viên thừa đối với từng bộ môn; hướng dẫn các trường tổ chức triển khai thực hiện.
4. Căn cứ vào chỉ tiêu biệt phái được giao, từng trường thành lập Hội đồng xét biệt phái giáo viên. Hội đồng xét biệt phái giáo viên tổ chức xét các đối tượng thuộc diện biệt phái, đối tượng không thuộc diện biệt phái, đối tượng chưa thuộc diện biệt phái, lập danh sách cử đối tượng biệt phái báo cáo UBND cấp huyện. Thời gian hoàn thành trong tháng 7 hàng năm.
5. UBND cấp huyện (nơi thừa giáo viên) thành lập Hội đồng xét biệt phái giáo viên. Hội đồng xét biệt phái giáo viên có nhiệm vụ tổng hợp danh sách biệt phái; tổ chức họp xét các đối tượng thuộc diện biệt phái, đối tượng không thuộc diện biệt phái do Hội đồng của các trường đề xuất; có biên bản, danh sách trích ngang và tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định biệt phái giáo viên.
6. Chủ tịch UBND cấp huyện (nơi thừa giáo viên) ra quyết định biệt phái cho từng giáo viên thuộc thẩm quyền, theo phân cấp quản lý; lập danh sách giáo viên được cử biệt phái báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ theo dõi.
Theo đó, hằng năm UBND cấp huyện sẽ rà soát, xác định cụ thể số lượng giáo viên thừa, thiếu theo định mức và cơ cấu bộ môn, xây dựng kế hoạch biệt phái.
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định đề xuất của các đơn vị cấp huyện và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu biệt phái và tiếp nhận biệt phái theo từng cơ cấu bộ môn cho các đơn vị cấp huyện.
Chi tiết quy trình được thực hiện theo quy định pháp luật nêu trên.
Giáo viên THCS sau khi hoàn thành thời hạn biệt phái thì có phải được trở về đơn vị công tác cũ hay không? (Hình từ Internet)
Giáo viên THCS sau khi hoàn thành thời hạn biệt phái thì có phải được trở về đơn vị công tác cũ hay không?
Căn cứ Điều 9 quy định kèm theo Quyết định 24/2019/QĐ-UBND quy định về hoàn thành thời hạn biệt phái như sau:
Hoàn thành thời hạn biệt phái
Giáo viên đã hoàn thành nhiệm vụ, hết thời hạn biệt phái theo quy định thì được cấp có thẩm quyền quyết định trở về nơi công tác cũ hoặc bố trí sắp xếp về các trường khác thuộc vùng thuận lợi hoặc tạo điều kiện để giáo viên liên hệ chuyển công tác, chuyển vùng theo nguyện vọng.
Nếu hết thời hạn biệt phái theo quy định, cá nhân có nguyện vọng tình nguyện ở lại tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong thời hạn biệt phái giáo viên có hoàn cảnh gia đình xảy ra đột xuất như: Bố, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng (bố, mẹ đang trực tiếp ở cùng nhà), bản thân hoặc vợ, chồng, con bị tai nạn, bị bệnh hiểm nghèo phải điều trị dài ngày được Hội đồng nhà trường và Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên xác nhận, có đơn trình bày và được Ban Giám hiệu nhà trường xét, có văn bản nhất trí đề nghị của UBND cấp huyện đang sử dụng biệt phái thì được Chủ tịch UBND cấp huyện (nơi cử biệt phái) xem xét, quyết định thôi biệt phái trước thời hạn và trở về nơi công tác cũ hoặc được bố trí sắp xếp về các trường khác thuộc vùng thuận lợi; đối với giáo viên THPT thì do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.
Theo đó, sau khi hoàn thành thời hạn biệt phái thì giáo viên THCS có thể quy về đơn vị công tác cũ hoặc được bố trí sắp xếp về các trường khác thuộc vùng thuận lợi hoặc tạo điều kiện để giáo viên liên hệ chuyển công tác, chuyển vùng theo nguyện vọng.
Trường hợp giáo viên THCS được biệt phái để làm việc tại phòng Giáo dục và Đào tạo thì có còn được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đứng lớp hay không?
Căn cứ khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định về đối tượng không được hưởng phục cấp ưu đãi như sau:
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
...
2. Điều kiện áp dụng
...
b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Như vậy, trường hợp của bạn được biệt phái và làm việc toàn thời gian ở phòng Giáo dục và Đào tạo, không thực hiện giảng dạy thì sau 3 tháng liên tục bạn sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.