Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thu hồi rừng trái với quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt ra sao?

Tôi có thắc mắc là Nhà nước có quyền thu hồi rừng trong những trường hợp nào theo quy định của pháp luật? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi rừng? Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thu hồi rừng trái với quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt ra sao? - Câu hỏi của anh Khả Duy (Hà Nội).

Nhà nước có quyền thu hồi rừng trong những trường hợp nào?

Theo khoản 1 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Thu hồi rừng
1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.

Theo đó, Nhà nước có quyền thu hồi rừng trong những trường hợp sau đây:

- Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

- Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

- Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;

- Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;

- Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;

- Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;

- Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi rừng?

Theo Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng như sau:

(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

- Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;

- Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.

(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:

- Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;

- Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.

Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.

Trường hợp thu hồi rừng trái với quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

thu hồi rừng

Trường hợp thu hồi rừng trái với quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ internet)

Theo Điều 233 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 56 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về khung xử phạt đối với trường hợp thu hồi rừng trái với quy định của pháp luật như sau:

- Khung 01: Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng trái pháp luật từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 20.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 12.500 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.500 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

+ Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này;

+ Giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật hoặc cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này và các điểm từ điểm a đến điểm l khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này nhưng đã bị xử lý kỷ luật về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm.

- Khung 02: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng trái pháp luật từ 25.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật từ 12.500 mét vuông (m2) đến dưới 17.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 12.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

+ Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm l khoản 2 Điều 232 của Bộ luật này.

- Khung 03: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng trái pháp luật 40.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; 30.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc 25.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;

+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật 17.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; 15.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc 12.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;

+ Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 232 của Bộ luật này.

- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,103 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào