Trường Hải quan Việt Nam có những khoa nào? Các khoa của Trường Hải quan Việt Nam thực hiện những chức năng gì?
Trường Hải quan Việt Nam có những khoa đào tạo nào?
Cơ cấu tổ chức của Trường Hải quan Việt Nam được quy định tại Điều 4 Quyết định 1382/QĐ-BTC năm 2016 như sau:
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trường Hải quan Việt Nam gồm:
1. Văn phòng;
2. Khoa Kiến thức tổng hợp;
3. Khoa Nghiệp vụ;
4. Phòng Đào tạo và Quản lý học viên;
Quy chế hoạt động của Trường Hải quan Việt Nam; nhiệm vụ cụ thể của các phòng, khoa thuộc Trường Hải quan Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.
Theo đó, Trường Hải quan Việt Nam có 02 khoa đào tạo, cụ thể như sau:
- Khoa Kiến thức tổng hợp;
- Khoa Nghiệp vụ.
Trường Hải quan Việt Nam (Hình từ Internet)
Các khoa của Trường Hải quan Việt Nam thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của các khoa thuộc Trường Hải quan Việt Nam được quy định tại tiểu mục II Mục A Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng, các Khoa, Phòng thuộc Trường Hải quan Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2428/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
...
II. Các Khoa
Các Khoa có chức năng đào tạo, bồi dưỡng các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan cho công chức, viên chức ngành Hải quan theo kế hoạch được phân công, theo nhu cầu đào tạo của các đơn vị Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.
...
Theo đó, các khoa của Trường Hải quan Việt Nam có chức năng đào tạo, bồi dưỡng các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan cho công chức, viên chức ngành Hải quan theo kế hoạch được phân công, theo nhu cầu đào tạo của các đơn vị Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.
Các khoa của Trường Hải quan Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của các khoa của Trường Hải quan Việt Nam được quy định tại tiểu mục II Mục A Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng, các Khoa, Phòng thuộc Trường Hải quan Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2428/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
...
II. Các Khoa
...
Các Khoa thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Hiệu trưởng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan cho công chức, viên chức ngành Hải quan và nhu cầu đào tạo của cộng đồng doanh nghiệp thuộc phạm vi, thẩm quyền của Trường Hải quan Việt Nam theo quy định pháp luật.
2. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực nghiệp vụ của Khoa theo phân công, phân cấp trình Hội đồng thẩm định phê duyệt.
3. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Tổng cục Hải quan và các đối tượng khác theo mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan phê duyệt.
4. Phối hợp quản lý, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và học tập, rèn luyện của học viên theo quy chế đào tạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Trường Hải quan Việt Nam.
5. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực liên quan phục vụ công tác giảng dạy và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.
6. Chủ trì phối hợp với các đơn vị hải quan và các chuyên gia trong công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, bồi dưỡng nâng cao, bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức nghiệp vụ hải quan theo nhu cầu của các đơn vị Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp trong phạm vi được phân công.
7. Cung cấp các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực hải quan cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc phạm vi chuyên môn của Khoa.
8. Đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ giảng viên của Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng; Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm.
9. Đề xuất kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học thuộc phạm vi chuyên môn của Khoa.
10. Quản lý viên chức, tài sản, tài liệu của khoa theo phân cấp.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng giao.
Theo đó, các khoa của Trường Hải quan Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Trình Hiệu trưởng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan cho công chức, viên chức ngành Hải quan và nhu cầu đào tạo của cộng đồng doanh nghiệp thuộc phạm vi, thẩm quyền của Trường Hải quan Việt Nam theo quy định pháp luật.
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực nghiệp vụ của Khoa theo phân công, phân cấp trình Hội đồng thẩm định phê duyệt.
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Tổng cục Hải quan và các đối tượng khác theo mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan phê duyệt.
- Phối hợp quản lý, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và học tập, rèn luyện của học viên theo quy chế đào tạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Trường Hải quan Việt Nam.
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực liên quan phục vụ công tác giảng dạy và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị hải quan và các chuyên gia trong công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, bồi dưỡng nâng cao, bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức nghiệp vụ hải quan theo nhu cầu của các đơn vị Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp trong phạm vi được phân công.
- Cung cấp các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực hải quan cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc phạm vi chuyên môn của Khoa.
- Đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ giảng viên của Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng; Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm.
- Đề xuất kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học thuộc phạm vi chuyên môn của Khoa.
- Quản lý viên chức, tài sản, tài liệu của khoa theo phân cấp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.