Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế có tư cách pháp nhân không? Các hệ đào tạo của trường này?

Cho hỏi: Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế có tư cách pháp nhân không? Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế có tư cách pháp nhân không? Các hệ đào tạo của trường này? Phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh M.K.L (Huế).

Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế có tư cách pháp nhân không?

Trường Đại học Luât - Đại học Huế tiền thân là Luật Khoa thuộc Viện Đại học Huế thành lập từ năm 1957, năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Luật Khoa thuộc Viện Đại học Huế hoàn thành nhiệm vụ đào tạo.

Dẫn chiếu đến Quyết định 274/QĐ-TTg năm 2015 có quy định Trường Đại học Luật có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; trụ sở chính tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Luật hoạt động theo Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Quyết định 64/2013/QĐ-TTg (hết hiệu lực: 21/04/2017 - nay là Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT) của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện.

Hiện nay, Trường Đại học Luật có 06 phòng chức năng, 05 khoa trực thuộc, 03 trung tâm. Đội ngũ cán bộ có 146 người; 03 phó giáo sư, 16 tiến sĩ, 09 giảng viên chính. Số lượng giảng viên đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước là 22 người. Trường hiện đang tổ chức đào tạo 02 chương trình đại học, 01 chương trình thạc sĩ và 01 chương trình tiến sĩ.

Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế có tư cách pháp nhân không? Các ngành đào tạo theo tín chỉ?

Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế có tư cách pháp nhân không? Các hệ đào tạo? (hình từ internet)

Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế có tất cả bao nhiêu hệ đào tạo?

Chương trình đào tạo của các hệ đào tạo thuộc Trường Đại học Luật - Đại học Huế được đề cập tại website của trường, cụ thể gồm các hệ sau:

Chương trình đào tạo trình độ Đại học hệ chính quy dài hạn (tín chỉ)

Ngành Luật

Ngành Luật kinh tế

Chương trình đào tạo trình độ Đại học (văn bằng thứ hai)

Ngành Luật

Hệ chính quy: Theo Tín chỉ

Hệ vừa học vừa làm:

+ Theo Tín chỉ

+ Theo Niên chế

Ngành Luật kinh tế

Hệ chính quy: Theo Tín chỉ

Hệ vừa học vừa làm: Theo Tín chỉ

Chương trình đào tạo trình độ Đại học hệ liên thông

Ngành Luật

Liên thông từ Trung cấp lên Đại học hệ chính quy: Theo Tín chỉ

Liên thông từ Trung cấp lên Đại học hệ vừa học vừa làm

Theo Tín chỉ

Theo Niên chế

Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học hệ chính quy

Theo Tín chỉ

Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học hệ vừa học vừa làm

Theo Tín chỉ

Chương trình trình độ Đào tạo Đại học hệ vừa học vừa làm (4,5 năm)

Theo Tín chỉ

Theo Niên chế

Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ

Theo hướng ứng dụng

Theo hướng nghiên cứu

Chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ

Theo hướng nghiên cứu

Trong đó, theo Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì:

Đào tạo chính quy được hiểu là các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;

Đào tạo vừa làm vừa học là các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo.

Phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ được quy định như thế nào?

Phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ được quy định tại Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:

Phương thức tổ chức đào tạo
1. Đào tạo theo niên chế:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
b) Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
c) Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.
2. Đào tạo theo tín chỉ:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
b) Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
c) Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:
a) Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
b) Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
c) Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.

Theo đó, với phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;

Bên cạnh đó, nếu sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,156 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào