Trường Đại học Luật Hà Nội có con dấu và tài khoản riêng không? Trường Đại học Luật Hà Nội có được tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không?
Trường Đại học Luật Hà Nội có con dấu và tài khoản riêng không?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Trường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Trường”) là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ luật học và các ngành khác có liên quan phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của Trường; nghiên cứu khoa học pháp lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật.
Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường có tên giao dịch quốc tế là Hanoi Law University (viết tắt là HLU).
Như vậy, theo quy định trên thì Trường Đại học Luật Hà Nội có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường Đại học Luật Hà Nội (Hình từ Internet)
Trường Đại học Luật Hà Nội có được tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không?
Căn cứ tại khoản 11 Điều 2 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
8. Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện các chiến lược, định hướng, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Nhà trường;
b) Huy động các nguồn lực phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học theo quy định pháp luật;
c) Tổ chức cho các tập thể, công chức, viên chức và sinh viên, học viên trong Trường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học;
d) Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào các hoạt động của Trường; thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu theo đặt hàng của các tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
9. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, thư viện và các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý.
10. Tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của Trường và nhu cầu của xã hội.
11. Tham gia xây dựng, góp ý và tham gia thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
12. Thực hiện hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
13. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
14. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
15. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị của Trường theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và theo quy định của pháp luật.
17. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường sư phạm trong Trường.
Như vậy, theo quy định trên thì Trường Đại học Luật Hà Nội được tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội chịu trách nhiệm các hoạt động của trường trước ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 868/QĐ-BTP năm 2015, có quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Hội đồng Trường
Hội đồng Trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người đại diện cho Trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Trường trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Trường.
Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Trường; được Hiệu trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công. Số lượng Phó Hiệu trưởng của Trường theo quy định pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội chịu trách nhiệm các hoạt động của trường Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.