Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
- Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử họp phiên toàn thể bao nhiêu tháng một lần?
Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-BCĐĐTNLNLNT năm 2012, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Chỉ đạo
1. Trưởng ban:
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo;
b) Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo;
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo;
d) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban Chỉ đạo;
đ) Chỉ đạo việc xử lý các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các thành viên Ban Chỉ đạo.
2. Phó Trưởng ban thường trực - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Giúp Trưởng ban điều hành công tác chung của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về các nhiệm vụ được phân công phụ trách;
b) Thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo khi được ủy quyền;
c) Tổ chức triển khai thực hiện chương trình công tác, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo đã được thông qua;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo Ban Điều hành Đề án.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo;
- Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo;
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban Chỉ đạo;
- Chỉ đạo việc xử lý các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các thành viên Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (Hình từ Internet)
Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 940/QĐ-TTg năm 2011, có quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo như sau:
Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Ban Điều hành Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được hạch toán vào chi phí của Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”.
3. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Ủy viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản chỉ đạo theo nhiệm vụ được ủy quyền, phân công và sử dụng con dấu của cơ quan mình phụ trách.
4. Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử họp phiên toàn thể bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-BCĐĐTNLNLNT năm 2012, có quy định về phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo như sau:
Phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo họp phiên toàn thể ba tháng một lần và họp bất thường khi cần thiết theo quyết định của Trưởng ban.
2. Ban Chỉ đạo có thể mở rộng thành phần tham dự phiên họp Ban Chỉ đạo theo quyết định của Trưởng ban. Ban Chỉ đạo được mời các chuyên gia trong và ngoài nước để tham khảo ý kiến khi cần thiết.
3. Ban Chỉ đạo ưu tiên sử dụng phương thức thảo luận và trao đổi thông tin, gửi tài liệu qua mạng, họp qua mạng giữa các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành Đề án và bộ phận giúp việc.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử họp phiên toàn thể ba tháng một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.