Trước khi phẫu thuật cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới thì bác sĩ phải chuẩn bị dụng cụ gồm những gì?
- Trước khi phẫu thuật cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới thì bác sĩ phải chuẩn bị dụng cụ gồm những gì?
- Trong các bước tiến hành mổ cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới có bao gồm bước hướng dẫn tập luyện tránh di chứng sau mổ hay không?
- Cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới sẽ chỉ định cho những trường hợp nào?
Trước khi phẫu thuật cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới thì bác sĩ phải chuẩn bị dụng cụ gồm những gì?
Cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục IV Quy trình kỹ thuật cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
CỐ ĐỊNH NGOẠI VI TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY HỞ CHI DƯỚI
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh: Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng sau mổ và các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ cho phẫu thuật gãy xương đùi.
- Bộ dụng cụ cố định ngoại vi (ở Việt nam hay dùng khung FESSA).
4. Hồ sơ bệnh án: Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.
...
Theo đó, quy trình trên đã nêu rằng ở bước chuẩn bị thì dụng cụ sẽ bao gồm:
- Bộ dụng cụ cho phẫu thuật gãy xương đùi.
- Bộ dụng cụ cố định ngoại vi (ở Việt nam hay dùng khung FESSA).
Cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới
Trong các bước tiến hành mổ cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới có bao gồm bước hướng dẫn tập luyện tránh di chứng sau mổ hay không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục V Quy trình kỹ thuật cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
CỐ ĐỊNH NGOẠI VI TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY HỞ CHI DƯỚI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê tủy sống hoặc gây mê.
2. Kỹ thuật
- Có thể garo đùi nếu gãy cẳng chân để nhìn rõ hơn.
- Đảm bảo nguyên tắc khi điều trị gãy hở: Cắt lọc hết tổ chức chết và dị vật bẩn và cố định diện gãy bằng phương tiện cố định.
- Đảm bảo nguyên tắc cố định ngoài với tiêu chí
+ Đủ vững: đảm bảo mỗi đầu diện gãy 3 cọc.
+ Hạn chế biến chứng: tránh khoan qua đường đi của mạch máu- thần kinh lớn.
+ Thuận lợi cho chăm sóc phần mềm và sự thoải mái cho người bệnh.
- Ở đùi do tình trạng nhiễm trùng chân đinh và cứng gối nếu dùng thì đi từ ngoài vào và để trong thời gian ngắn rồi thay bằng phương pháp cố định bên trong. Ở cẳng chân nên đặt ở trước trong.
- Nếu gãy gần khớp có thể sử dụng khung vòng với những cọc nhỏ hơn để cố định đầu ngoại vi hoặc có thể cố định qua khớp nếu gãy vào khớp phức tạp.
- Làm sạch diện gãy và đánh giá lại phần mềm sau khi đặt cố định ngoại vi.
- Khâu che gân xương và mạch máu, thần kinh hoặc chuyển vạt (da, cơ) che phủ.
- Băng vô khuẩn.
- Điều trị kháng sinh thích hợp, theo dõi phần mềm và chăm sóc vết thương sau mổ để đưa ra xử lý kịp thời.
- Hướng dẫn tập luyện sau mổ tránh di chứng cứng khớp sau này.
...
Như vậy, trong các bước tiến hành mổ cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới có bao gồm bước hướng dẫn tập luyện tránh di chứng sau mổ.
Cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới sẽ chỉ định cho những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy trình kỹ thuật cố định ngoại vi trong điều trị gãy hở chi dưới ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
CỐ ĐỊNH NGOẠI VI TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY HỞ CHI DƯỚI
I. ĐẠI CƯƠNG
- Khung cố định ngoại vi được sử dụng lần đầu cho gãy xương vào thế kỷ 19 bởi Malgaigne. Sau đó ngày càng cải tiến và cho đến nay có rất nhiều loại khác nhau hữu dụng. Cố định ngoại vi có thể sử dụng cho gãy hở xương, khớp giả nhiễm trùng hay kéo dài chi…
- Gãy hở chi dưới là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp. Xử trí khác nhau tùy mức độ tổn thương, trong đó cố định ngoài là hữu dụng trong những trường hợp gãy hở nặng với mục đích chăm sóc phần mềm và cứu chi thể là ưu tiên.
- Các biến chứng có thể gặp là tổn thương mạch máu-thần kinh lớn, cứng khớp lân cận, nhiễm trùng chân đinh.
II. CHỈ ĐỊNH
- Gãy xương hở nặng, độ III theo phân loại Gustilo.
- Gãy hở độ II nhưng đến muộn.
- Gãy có tổn thương mạch máu-thần kinh lớn và phần mềm bị tổn thương nặng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Gãy kín hay gãy hở độ I.
- Hạn chế cố định ngoại vi đùi trừ gãy hở nặng phần mềm tổn thương nhiều hoặc có tổn thương mạch máu lớn.
Theo đó, việc mổ sẽ được chỉ định với các trường hợp:
- Gãy xương hở nặng, độ III theo phân loại Gustilo.
- Gãy hở độ II nhưng đến muộn.
- Gãy có tổn thương mạch máu-thần kinh lớn và phần mềm bị tổn thương nặng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.