Trung tâm Xử lý Quốc gia xử lý như thế nào khi thành viên tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng không đủ khả năng thanh toán?
- Trung tâm Xử lý Quốc gia về thanh toán điện tử liên ngân hàng là gì?
- Trung tâm Xử lý Quốc gia tiến hành xử lý các chứng từ điện tử đã tiếp nhận dựa trên những nội dung nào?
- Trung tâm Xử lý Quốc gia xử lý như thế nào khi thành viên tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mất khả năng thanh toán?
Trung tâm Xử lý Quốc gia về thanh toán điện tử liên ngân hàng là gì?
Căn cứ khoản 30 Điều 2 Thông tư 37/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 21/2020/TT-NHNN) định nghĩa về Trung tâm Xử lý Quốc gia như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
27. Quyết toán kết quả bù trừ giá trị thấp (gọi tắt là quyết toán bù trừ) là việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán giữa các bên tham gia thanh toán bằng cách bù trừ trực tiếp sau khi đã cân đối giữa tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả.
28. Hạn mức nợ ròng là mức giá trị tối đa quy định cho các giao dịch thanh toán giá trị thấp được tham gia quyết toán bù trừ.
29. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH là đơn vị trực tiếp vận hành Hệ thống TTLNH.
30. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (viết tắt là Trung tâm Xử lý Quốc gia - NPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đặt tại Cục Công nghệ thông tin để thực hiện các chức năng của Cấu phần Thanh toán giá trị cao, Cấu phần Thanh toán ngoại tệ, cấu phần Thanh toán giá trị thấp, cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu.
31. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia dự phòng (viết tắt là Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng - BNPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đặt tại Trung tâm dữ liệu dự phòng để thực hiện chức năng dự phòng cho Trung tâm Xử lý Quốc gia.
...
Theo đó, Trung tâm Xử lý Quốc gia là tên gọi tắt của Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.
Trung tâm Xử lý Quốc gia là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đặt tại Cục Công nghệ thông tin để thực hiện các chức năng của:
- Cấu phần Thanh toán giá trị cao;
- Cấu phần Thanh toán ngoại tệ;
- Cấu phần Thanh toán giá trị thấp;
- Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu.
Trung tâm Xử lý Quốc gia xử lý như thế nào khi thành viên tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng không đủ khả năng thanh toán? (Hình từ Internet)
Trung tâm Xử lý Quốc gia tiến hành xử lý các chứng từ điện tử đã tiếp nhận dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động của Trung tâm Xử lý Quốc gia như sau:
Hoạt động của Trung tâm Xử lý Quốc gia
1. Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ điện tử bao gồm:
a) Loại và khuôn dạng của các dữ liệu;
b) Tính hợp lệ (có thẩm quyền) của người duyệt lệnh;
c) Ngày, tháng, năm;
d) Tính duy nhất;
đ) Các yếu tố bắt buộc đối với Lệnh thanh toán;
e) Mã xác nhận tin điện;
g) Mã đơn vị tham gia, mã thiết bị sử dụng đầu cuối, mã người duyệt.
2. Thực hiện xử lý các Lệnh thanh toán, Lệnh hủy Lệnh thanh toán hợp lệ; thông báo theo yêu cầu về Lệnh thanh toán và kết quả xử lý Lệnh thanh toán cho các thành viên, đơn vị thành viên liên quan đến Lệnh thanh toán đó.
3. Đối chiếu Lệnh thanh toán với các thành viên, đơn vị thành viên trong Hệ thống TTLNH.
...
Như vậy, sau khi tiếp nhận các chứng từ điện tử thì Trung tâm Xử lý Quốc gia sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ dựa trên các nội dung sau:
(1) Loại và khuôn dạng của các dữ liệu;
(2) Tính hợp lệ (có thẩm quyền) của người duyệt lệnh;
(3) Ngày, tháng, năm;
(4) Tính duy nhất;
(5) Các yếu tố bắt buộc đối với Lệnh thanh toán;
(6) Mã xác nhận tin điện;
(7) Mã đơn vị tham gia, mã thiết bị sử dụng đầu cuối, mã người duyệt.
Trung tâm Xử lý Quốc gia xử lý như thế nào khi thành viên tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mất khả năng thanh toán?
Theo Điều 26 Thông tư 37/2016/TT-NHNN trong trường hợp hành viên tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mất khả năng thanh toán thì Trung tâm Xử lý Quốc gia sẽ tiến hành xử lý theo các bước sau:
(1) Giữ lại các Lệnh thanh toán giá trị cao hoặc kết quả bù trừ giá trị thấp hoặc kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác tại hàng đợi quyết toán đối với thanh toán bằng Đồng Việt Nam;
(2) Giữ lại các Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ đối với thanh toán bằng loại ngoại tệ tương ứng;
(3) Khi tiền được bổ sung vào tài khoản thanh toán của loại tiền tương ứng của thành viên thiếu hụt đó, Trung tâm Xử lý Quốc gia thực hiện xử lý các Lệnh thanh toán theo thứ tự đến trước xử lý trước.
Trường hợp Lệnh thanh toán với khoản tiền vượt quá số dư trong tài khoản thanh toán của thành viên gây ách tắc cho việc xử lý các Lệnh thanh toán khác trong hàng đợi quyết toán thì Trung tâm Xử lý Quốc gia có thể chuyển (đảo hàng đợi) các Lệnh thanh toán trong hàng đợi quyết toán có số tiền nhỏ hơn hoặc bằng số dư trong tài khoản thanh toán của thành viên lên xử lý trước theo thứ tự đến trước xử lý trước.
Các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện vấn tin để kiểm tra tình trạng các Lệnh thanh toán trong hàng đợi quyết toán;
(4) Thực hiện quản lý hàng đợi quyết toán như sau:
- Kiểm tra số dư các tài khoản thanh toán theo định kỳ;
- Thực hiện quyết toán theo thứ tự sau: kết quả bù trừ giá trị thấp, kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác, các Lệnh thanh toán giá trị cao và Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ nếu đủ số dư tài khoản thanh toán của loại tiền tương ứng;
- Xử lý các yêu cầu hủy bỏ Lệnh thanh toán theo nguyên tắc đến trước xử lý trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.