Trung tâm trọng tài có quyền xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên trong tổ chức của mình hay không?
- Trung tâm trọng tài có quyền xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên trong tổ chức của mình hay không?
- Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài nếu trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì thời hạn để bị đơn gửi bản tự bảo vệ là bao lâu?
- Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài sẽ được diễn ra như thế nào?
Trung tâm trọng tài có quyền xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên trong tổ chức của mình hay không?
Trung tâm trọng tài có quyền xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên trong tổ chức của mình hay không, căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Luật Trọng tại thương mại 2010 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài
1. Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật này.
2. Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.
3. Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố.
4. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật này.
...
Theo quy định thì Trung tâm trọng tài sẽ có quyền xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.
Theo đó Trung tâm trọng tài sẽ có quyền xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên trong tổ chức của mình.
Trung tâm trọng tài có quyền xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên trong tổ chức của mình hay không? (Hình từ Internet)
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài nếu trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì thời hạn để bị đơn gửi bản tự bảo vệ là bao lâu?
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài nếu trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì thời hạn để bị đơn gửi bản tự bảo vệ là bao lâu, căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
Bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảo vệ
1. Bản tự bảo vệ gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;
b) Tên và địa chỉ của bị đơn;
c) Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;
d) Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
2. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
...
Theo quy định đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ.
Theo đó đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài nếu trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 bị đơn gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài.
Bản tự bảo vệ mà bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bao gồm:
+ Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;
+ Tên và địa chỉ của bị đơn;
+ Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;
+ Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Ngoài ra theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài sẽ được diễn ra như thế nào?
Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài sẽ được diễn ra như thế nào, căn cứ theo Điều 40 Luật Trọng tại thương mại 2010 trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
+ Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
+ Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.