Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có tư cách pháp nhân không? Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có chức năng, nhiệm vụ gì?
Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người như sau:
Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người
1. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người là tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Bộ Y tế.
...
Theo đó, trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người là tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Bộ Y tế.
Trung tâm điều phối quốc gia (Hình từ Internet)
Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có chức năng, nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 36 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định như sau:
Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người
...
2. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Tiếp nhận và xử lý thông tin về việc hiến, thay đổi hoặc huỷ bỏ việc hiến mô, bộ phận cơ thể người;
b) Quản lý danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của quốc gia;
c) Quản lý việc cấp thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác;
d) Quản lý các thông tin liên quan đến người hiến, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người;
đ) Điều phối việc lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển mô, bộ phận cơ thể người;
e) Hợp tác quốc tế trong việc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.
3. Chính phủ quyết định thành lập và quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Theo đó, trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
- Tiếp nhận và xử lý thông tin về việc hiến, thay đổi hoặc huỷ bỏ việc hiến mô, bộ phận cơ thể người;
- Quản lý danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của quốc gia;
- Quản lý việc cấp thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác;
- Quản lý các thông tin liên quan đến người hiến, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người;
- Điều phối việc lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển mô, bộ phận cơ thể người;
- Hợp tác quốc tế trong việc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.
Tuyên truyền về ghép mô bộ phận cơ thể người được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định như sau:
Thông tin, tuyên truyền về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng nội dung thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
3. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại địa phương.
Theo đó, tuyên truyền về ghép mô bộ phận cơ thể người được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.