Trong vụ án hình sự có người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi nếu có sự mâu thuẫn giữa các giấy tờ, tài liệu dùng để xác định tuổi của họ thì xử lý thế nào?
- Nếu đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của người bị buộc tội dưới 18 tuổi thì thực hiện ra sao?
- Trong vụ án hình sự có người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi nếu có sự mâu thuẫn giữa các giấy tờ, tài liệu dùng để xác định tuổi của họ thì xử lý thế nào?
- Nếu phát hiện Điều tra viên chưa thực hiện việc xác định rõ tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự thì ai có thẩm quyền xác định lại tuổi của người bị buộc tội?
Nếu đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của người bị buộc tội dưới 18 tuổi thì thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi
...
2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:
a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.
d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.
...
Theo quy định trên, trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của người bị buộc tội dưới 18 tuổi thì thực hiện như sau:
- Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
- Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
- Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.
- Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.
Trong vụ án hình sự có người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi nếu có sự mâu thuẫn giữa các giấy tờ, tài liệu dùng để xác định tuổi của họ thì xử lý thế nào?
Mâu thuẫn giữa các giấy tờ, tài liệu dùng để xác định tuổi của người bị buộc tội là người dướ 18 tuổi (hình ảnh từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH hướng dẫn Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi
...
2. Trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó.
Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tuổi của họ.
...
Theo quy định này, trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH này có mâu thuẫn thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với những người sau đây trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó:
- Gia đình của người bị buộc tội dưới 18 tuổi.
- Người đại diện của người bị buộc tội dưới 18 tuổi.
- Người thân thích của người bị buộc tội dưới 18 tuổi.
- Nhà trường nơi người bị buộc tội dưới 18 tuổi theo học.
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi sinh hoạt.
Nếu phát hiện Điều tra viên chưa thực hiện việc xác định rõ tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự thì ai có thẩm quyền xác định lại tuổi của người bị buộc tội?
Căn cứ khoản 2 Điều 73 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi
...
2. Trong vụ án hình sự có người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, nếu phát hiện Điều tra viên chưa thực hiện việc xác định rõ tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội, điều kiện sinh sống và giáo dục, có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của người dưới 18 tuổi thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 416 Bộ luật Tố tụng hình sự.
...
Như vậy, trong vụ án hình sự có người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, nếu phát hiện Điều tra viên chưa thực hiện việc xác định rõ tuổi của người dưới 18 tuổi thì Kiểm sát viên là người có thẩm quyền yêu cầu Điều tra viên phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 416 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.