Trong việc biên soạn giáo trình đào tạo của trường trung cấp nghề Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì?
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì trong việc biên soạn giáo trình đào tạo của trường trung cấp nghề?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các trường tổ chức thực hiện việc xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
2. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo; việc tổ chức áp dụng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng vào giảng dạy và học tập trong các nhà trường.
Như vậy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau:
- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các trường tổ chức thực hiện việc xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp.
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo; việc tổ chức áp dụng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp vào giảng dạy và học tập trong các nhà trường.
Biên soạn giáo trình đào tạo của trường trung cấp nghề theo các bước nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Biên soạn giáo trình đào tạo
...
2. Biên soạn giáo trình đào tạo
a) Nghiên cứu chương trình đào tạo của ngành, nghề, chương trình chi tiết môn học, mô đun.
b) Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan.
c) Biên soạn nội dung chi tiết của giáo trình đào tạo (Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này).
d) Xin ý kiến chuyên gia về từng nội dung của giáo trình đào tạo.
đ) Tổng hợp ý kiến góp ý, hoàn thiện giáo trình đào tạo.
3. Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về giáo trình đào tạo.
4. Sửa chữa, biên tập, hoàn thiện dự thảo giáo trình đào tạo.
5. Thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo.
Theo đó, biên soạn siáo trình đào tạo của trường trung cấp nghề như sau:
- Nghiên cứu chương trình đào tạo của ngành, nghề, chương trình chi tiết môn học, mô đun.
- Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan.
- Biên soạn nội dung chi tiết của giáo trình đào tạo (Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này).
- Xin ý kiến chuyên gia về từng nội dung của giáo trình đào tạo.
- Tổng hợp ý kiến góp ý, hoàn thiện giáo trình đào tạo.
Giáo trình đào tạo (Hình từ Internet)
Giáo trình đào tạo của trường trung cấp nghề phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Yêu cầu về giáo trình đào tạo
1. Tuân thủ mục tiêu và nội dung của các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
2. Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa các nội dung chuyên môn và các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa.
3. Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của từng chương, bài trong mỗi môn học, mô đun.
4. Mỗi chương, bài của giáo trình đào tạo phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng.
5. Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng.
6. Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác.
Theo đó, giáo trình đào tạo của trường trung cấp nghề phải tuân thủ mục tiêu và nội dung của các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo và đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
- Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa các nội dung chuyên môn và các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa.
- Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của từng chương, bài trong mỗi môn học, mô đun.
- Mỗi chương, bài của giáo trình đào tạo phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng.
- Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng.
- Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.