Trong trường hợp người muốn tập sự hành nghề luật sư không thoả thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì ai có thẩm quyền giải quyết?
- Pháp luật quy định đối tượng tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng điều kiện gì?
- Trong trường hợp người muốn tập sự hành nghề luật sư không thoả thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì ai có thẩm quyền giải quyết?
- Pháp luật quy định về khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư như thế nào?
Pháp luật quy định đối tượng tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư như sau:
- Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư bao gồm:
+ Người hoàn thành thời gian tập sự theo quy định của Luật Luật sư và Thông tư này;
+ Người không đạt yêu cầu kiểm tra trong các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư trước đó;
+ Người có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực.
- Những người sau đây không đủ điều kiện tham dự kiểm tra:
+ Người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này mà vẫn đăng ký tập sự;
+ Người có hành vi khai gian dối trong hồ sơ tham dự kiểm tra;
+ Người đăng ký tập sự lại khi chưa hết 01 năm, kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ 03 tháng đến 06 tháng có hiệu lực hoặc chưa hết 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý kỹ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư có hiệu lực.
- Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự lập danh sách, đề nghị cho tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đối với những trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
- Người đạt yêu cầu kiểm tra được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, người đạt yêu cầu kiểm tra không đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Thông tư này.
- Người không đạt yêu cầu trong 03 kỳ kiểm tra kết quả tập sự thì không được tham dự kiểm tra và phải đăng ký tập sự lại theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
Người muốn tập sự hành nghề luật sư không thoả thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự
Trong trường hợp người muốn tập sự hành nghề luật sư không thoả thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì ai có thẩm quyền giải quyết?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về nhận tập sự hành nghề luật sư như sau:
- Người muốn tập sự hành nghề luật sư lựa chọn và thoả thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự cử luật sư hướng dẫn và gửi Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sư cho người tập sự và Đoàn Luật sư ở địa phương nơi đặt trụ sở.
- Trong trường hợp người muốn tập sự hành nghề luật sư không thoả thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm phân công một luật sư thành viên của Đoàn là người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận người đó vào tập sự. Người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư được phân công mà từ chối nhận tập sự khi không có lý do chính đáng thì bị xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Thông tư này.
Như vậy, trong trường hợp người muốn tập sự hành nghề luật sư không thoả thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu tổ chức hành nghề luật sư để tập sự.
Sau đó, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm phân công một luật sư thành viên của Đoàn là người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận người đó vào tập sự.
Người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư được phân công mà từ chối nhận tập sự khi không có lý do chính đáng thì bị xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Thông tư này.
Pháp luật quy định về khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư như thế nào?
Căn cứ tại Điều 35 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư như sau:
- Người tập sự, luật sư hướng dẫn và cá nhân, tổ chức khác có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thời hiệu khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại.
- Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam là quyết định cuối cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.