Trong trường hợp nào Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng, lên tàu bay dân sự?

Tôi có thắc mắc như sau: Trong trường hợp nào Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng, lên tàu bay dân sự? Cảnh sát cơ động khi làm nhiệm vụ có phải chịu sự giám sát của Nhân dân không? Mong được giải đáp sớm. Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh P (Hà Nam)

Nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát cơ động có bao gồm tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự không?

Căn cứ Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động 2022 có quy định như sau:

Nhiệm vụ của cảnh sát cơ động:
...
3. Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức;
b) Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự;
c) Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt;
d) Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.
...

Như vậy, theo quy định về nhiệm vụ thì lực lượng cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự.

Trong trường hợp nào Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng, lên tàu bay dân sự?

Trong trường hợp nào Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng, lên tàu bay dân sự? (Hình từ internet)

Trong trường hợp nào Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự?

Trường hợp Cảnh sát cơ động mang theo vũ khí vào cảng hàng không, lên tàu bay được quy định tại Điều 10 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:

Quyền hạn của Cảnh sát cơ động bao gồm:
1. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
2. Được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ;
b) Bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
c) Sử dụng tàu bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho Cảnh sát cơ động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
3. Ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định tại Điều 16 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
...

Như vậy, theo quy định thì Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp như sau:

- Chống khủng bố, giải cứu con tin;

- Trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ;

- Bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt;

- Áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

Cảnh sát cơ động khi làm nhiệm vụ có phải chịu sự giám sát của Nhân dân không?

Căn cứ vào quy định tại Điều 4 Luật Cảnh sát cơ động 2022 về nguyên tắc hoạt động của cảnh sát cơ động như sau:

Nguyên tắc hoạt động của Cảnh sát cơ động
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Kết hợp chặt chẽ biện pháp vũ trang với các biện pháp công tác khác của lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Theo quy định của pháp luật về nguyên tắc hoạt động của cảnh sát cơ động dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

Như vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cảnh sát cơ động sẽ chịu sự giám sát của Nhân dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

603 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào