Trong tố tụng hành chính, mẫu quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án là mẫu nào?
- Trong tố tụng hành chính, mẫu quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án là mẫu nào?
- Hướng dẫn viết mẫu quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án trong tố tụng hành chính?
- Kết quả đối thoại thành giữa các đương sự trong tố tụng hành chính phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Tòa án xử lý kết quả đối thoại vụ án hành chính thế nào?
Trong tố tụng hành chính, mẫu quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án là mẫu nào?
Hiện nay, mẫu quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính được quy định là Mẫu số 09-HC ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án
Trong tố tụng hành chính, mẫu quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án trong tố tụng hành chính?
Kèm theo mẫu quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án tại Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn cách viết mẫu này như sau:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐST-HC).
(3) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ:
số 50/2017/TLST-HC ngày 12 tháng 6 năm 2017).
(4) Ghi họ tên, địa vị tố tụng trong vụ án, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của các đương sự theo thứ tự như hướng dẫn cách ghi trong mẫu bản án sơ thẩm.
(5) Ghi đầy đủ lần lượt các thống nhất của các đương sự về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án đã được thể hiện trong biên bản đối thoại (kể cả án phí, chi phí tố tụng (nếu có)).
Kết quả đối thoại thành giữa các đương sự trong tố tụng hành chính phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Kết quả đối thoại thành giữa các đương sự trong tố tụng hành chính phải đảm bảo nguyên tắc nào thì tại Điều 134 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định:
Nguyên tắc đối thoại
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các Điều 135, 198 và 246 của Luật này.
2. Việc đối thoại phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự;
b) Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý chí của họ;
c) Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, theo quy định, nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự trong tố tụng hành chính không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Tòa án xử lý kết quả đối thoại vụ án hành chính thế nào?
Việc xử lý kết quả đối thoại được quy định tại Điều 140 Luật Tố tụng hành chính 2015, cụ thể như sau:
(1) Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện vẫn giữ yêu cầu khởi kiện, người bị kiện giữ nguyên quyết định, hành vi bị khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.
(2) Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
(3) Trường hợp qua đối thoại mà người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự.
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện.
Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.
+ Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì quyết định của Tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.