Trong tổ chức Cảnh sát môi trường thì những ai có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình?
- Tổ chức của Cảnh sát môi trường gồm những gì?
- Tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
- Trong tổ chức Cảnh sát môi trường thì những ai có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình?
- Cảnh sát môi trường bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào?
Tổ chức của Cảnh sát môi trường gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 8 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 quy định như sau:
Tổ chức của Cảnh sát môi trường
1. Tổ chức của Cảnh sát môi trường gồm:
a) Cục thuộc Bộ Công an;
b) Phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Đội thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể Điều này.
Theo đó, tổ chức của Cảnh sát môi trường gồm:
- Cục thuộc Bộ Công an;
- Phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Đội thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
Cảnh sát môi trường (Hình từ Internet)
Tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 4 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường
1. Đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ương và sự chỉ huy, quản lý của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
3. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
4. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
5. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
Như vậy, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như quy định trên.
Trong tổ chức Cảnh sát môi trường thì những ai có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 105/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Ủy quyền
1. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 6; Khoản 2 Điều 7; Khoản 2 Điều 8; Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 9 của Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình.
2. Việc ủy quyền phải bằng văn bản, xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền, được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và trước cấp trưởng. Người được ủy quyền không được ủy quyền cho người khác.
Theo đó, trong tổ chức Cảnh sát môi trường thì những người có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình gồm:
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện.
Việc ủy quyền phải bằng văn bản, xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền, được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc.
Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và trước cấp trưởng. Người được ủy quyền không được ủy quyền cho người khác.
Cảnh sát môi trường bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 6 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đối với Cảnh sát môi trường:
a) Các hành vi không được làm theo quy định của Luật Công an nhân dân;
b) Cố ý bỏ lọt tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;
c) Lợi dụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường để gây phiền hà, sách nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân:
a) Chống lại hoặc cản trở Cảnh sát môi trường thi hành công vụ;
b) Giả danh Cảnh sát môi trường;
c) Mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi xúi giục, lôi kéo, ép buộc Cảnh sát môi trường thực hiện hành vi trái với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường;
d) Trả thù, đe dọa trả thù, cản trở người làm chứng, người tố giác, người tố cáo hoặc người thân thích của họ trong việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
Như vậy, Cảnh sát môi trường bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.