Trong thời gian phục hồi môi trường chương trình quản lý, quan trắc, giám sát phải bảo đảm những yêu cầu gì?
- Chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian phục hồi môi trường phải bảo đảm những yêu cầu gì?
- Kế hoạch phục hồi môi trường phải được gửi tới cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra sự cố trước khi tổ chức thực hiện bao nhiêu ngày?
- Nhà nước có chính sách ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái hay không?
Chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian phục hồi môi trường phải bảo đảm những yêu cầu gì?
Theo quy định tại Điều 73 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì
Chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian phục hồi môi trường phải bảo đảm theo dõi được diễn biến chất lượng môi trường theo từng giai đoạn phục hồi môi trường và được thực hiện như sau:
- Việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm được thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường;
- Việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường đất được thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 17 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường đất phải được giám sát, kiểm soát trong và sau xử lý.
- Việc quan trắc, đánh giá diện tích, độ phủ của hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.
Chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian phục hồi môi trường phải bảo đảm những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Kế hoạch phục hồi môi trường phải được gửi tới cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra sự cố trước khi tổ chức thực hiện bao nhiêu ngày?
Căn cứ tại Điều 72 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gây sự cố môi trường có trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp cơ sở ngay sau khi kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố.
Kế hoạch phục hồi môi trường phải được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 03 ngày để kiểm tra, giám sát.
Ngoài ra, việc lập, phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp tỉnh, cấp huyện, cấp quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp huyện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp tỉnh; trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp quốc gia; trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường.
Nhà nước có chính sách ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái hay không?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
Như vậy, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường bao gồm việc ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.