Trong thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thì cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ có trách nhiệm gì?

Trong thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thì cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ có trách nhiệm gì? Việc kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy được thực hiện như thế nào? Trong trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ thì cần có những hồ sơ nào? - Câu hỏi của Minh Thái từ Hải Phòng.

Trong thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thì cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định về thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cụ thể như sau:

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
...
4. Cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu hồ sơ đã tiếp nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP với các quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và thực hiện các bước sau:
a) Dự thảo nội dung góp ý, nội dung thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;
Trường hợp cần lấy ý kiến về phòng cháy và chữa cháy của chuyên gia, cơ quan, tổ chức đối với hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có các hệ thống kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp: Báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp đề xuất người có thẩm quyền trực tiếp quản lý xem xét, quyết định;
b) Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình hoặc văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy hoặc Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC07 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC09 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP , văn bản thông báo nộp phí thẩm định phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có), báo cáo, đề xuất lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và điểm g mục 1 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân (sau đây viết gọn là Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký) ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, e và điểm g mục 1 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sau khi Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được duyệt, ký: Thực hiện đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC08 quy định tại điểm d khoản 11 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP bảo đảm nguyên tắc:
Chỉ đóng dấu đã thẩm duyệt vào bản thuyết minh, bản vẽ thể hiện các nội dung đã được thẩm duyệt theo đúng ký hiệu của bản vẽ được xác định tại Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Ghi đầy đủ thông tin tại dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trên bản vẽ, bao gồm số, ngày phát hành của Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bàn giao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ được đóng dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” và văn bản thông báo nộp phí thẩm định phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có) hoặc văn bản trả lời kèm theo hồ sơ đã nộp trước đó và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.

Cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu hồ sơ đã tiếp nhận theo quy định với các quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và thực hiện các bước theo quy định trên.

thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Hình từ Internet)

Việc kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định về việc kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy như sau:

Kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
...
4. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:
a) Đề xuất nội dung, thời gian, thành phần đoàn kiểm tra, dự thảo kế hoạch kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, dự thảo văn bản thông báo cho chủ đầu tư, chủ phương tiện và các đơn vị có liên quan, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký và gửi cho chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới và cơ quan, đơn vị có liên quan;
b) Khi thực hiện kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, cán bộ, chiến sĩ thực hiện các công việc:
Giới thiệu thành phần đoàn kiểm tra, thông báo nội dung, kế hoạch kiểm tra liên quan đến công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về phòng cháy và chữa cháy;
Tiến hành kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và thông qua nội dung kiểm tra theo Mẫu số PC10 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .
c) Căn cứ biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu:
Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC12 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP , báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm e mục 2 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, đ và điểm e mục 2 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sau khi văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu văn bản theo quy định;
đ) Bàn giao hồ sơ nghiệm thu và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.

Theo đó, trong trường hợp từ chối giải quyết hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy thì hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, đ và điểm e mục 2 Phụ lục bao gồm các giấy tờ sau:

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

- Báo cáo kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

- Các biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

- Dự thảo văn bản trả lời;

- Phiếu tiếp nhận hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ của chủ đầu tư đã nộp trước đó.

Cán bộ chiến sĩ thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải qua những bước nào?

Tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định về nhiệm vụ của Cán bộ chiến sĩ thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau

Kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
...
4. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:
a) Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Kiểm tra thành phần hồ sơ, tính pháp lý và sự phù hợp của các tài liệu có trong hồ sơ theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 5 Điều 38 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
Kiểm tra, đối chiếu nội dung biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kết quả thử nghiệm và các tài liệu có trong hồ sơ với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ kết quả kiểm tra, đối chiếu hồ sơ:
Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC29 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP , văn bản thông báo phí in tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (nếu có), báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, đ và điểm l mục 3 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời về kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, d và điểm l mục 3 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Tổ chức lấy mẫu kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy và ghi thông tin vào Mẫu số PC28 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ;
Dự thảo văn bản thông báo phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kế hoạch thử nghiệm phương tiện phòng cháy và chữa cháy, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký;
Tiến hành thử nghiệm phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Trường hợp kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu: Dự thảo và ghi thông tin vào Mẫu số PC25 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k và điểm l mục 3 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu: Dự thảo văn bản trả lời về kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, d, g, h, i, k và điểm l mục 3 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sau khi Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu văn bản theo quy định;
Trường hợp cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy kèm theo tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Thực hiện đăng ký số tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy và ghi đầy đủ vào Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; dự thảo văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy về thời gian tổ chức dán tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
d) Bàn giao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời về kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả;
Phối hợp với cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy và đơn vị chức năng có liên quan tổ chức dán tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,113 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào