Trong tất cả các dự án PPP thì đều có thể áp dụng việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có đúng không?
- Trong tất cả các dự án PPP thì đều có thể áp dụng việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có đúng không?
- Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế cho các dự án PPP được thực hiện thông qua các hình thức đàm phán cạnh tranh trong trường hợp nào?
- Đối tượng nào phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý tình huống lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án PPP?
Trong tất cả các dự án PPP thì đều có thể áp dụng việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quốc tế
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư trong nước được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trong đó chỉ có nhà đầu tư thành lập theo pháp luật Việt Nam được tham dự.
2. Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trong đó nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài và nhà đầu tư thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham dự.
3. Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế được áp dụng đối với tất cả các dự án PPP, trừ trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo quy định trên thì không phải trong tất cả các dự án PPP thì đều có thể áp dụng việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế. Mà sẽ có những trường hợp không được áp dụng việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế như:
- Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước.
Trong tất cả các dự án PPP thì đều có thể áp dụng việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có đúng không? (Hình từ internet)
Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế cho các dự án PPP được thực hiện thông qua các hình thức đàm phán cạnh tranh trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quốc tế
...
2. Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các điều 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trong đó nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài và nhà đầu tư thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham dự.
...
Và theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Đàm phán cạnh tranh
Đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
2. Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
3. Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Theo đó, việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế cho các dự án PPP được thực hiện thông qua các hình thức đàm phán cạnh tranh trong trường sau:
- Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
- Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
- Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Đối tượng nào phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý tình huống lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án PPP?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Xử lý tình huống lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án
1. Xử lý tình huống lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án là việc giải quyết trường hợp phát sinh chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong Luật này.
2. Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý tình huống trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b) Căn cứ quyết định chủ trương đầu tư; quyết định phê duyệt dự án; hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý tình huống trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
- Căn cứ quyết định chủ trương đầu tư; quyết định phê duyệt dự án; hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện dự án.
Như vậy, đối tượng phải chịu trách trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý tình huống lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án là cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.