Trong quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm và thẩm quyền gì về việc điều động cán bộ?
- Trong quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm và thẩm quyền gì về việc điều động cán bộ?
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quyền xử lý kỷ luật đối với những cán bộ nào?
- Trong quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có được quyết định nâng lương trước thời hạn hay không?
Trong quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm và thẩm quyền gì về việc điều động cán bộ?
Căn cứ Điều 20 Quy chế phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về việc điều động cán bộ như sau:
Điều động cán bộ
1. Điều động Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Chuyên viên chính và tương đương trở xuống trong phạm vi biên chế và cơ cấu cán bộ của mỗi đơn vị.
2. Các trường hợp quyết định sau khi xin ý kiến Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a - Điều động Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đến làm nhiệm vụ tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
b - Việc điều động làm thay đổi chức vụ đang đảm nhiệm của người được điều động.
Như vậy, trong việc điều động cán bộ thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có các trách nhiệm và thẩm quyền sau:
(1) Được quyền điều động Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Chuyên viên chính và tương đương trở xuống trong phạm vi biên chế và cơ cấu cán bộ của mỗi đơn vị.
(2) Được quyết định điều động trong những trường hợp dưới đây sau khi xin ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
- Điều động Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đến làm nhiệm vụ tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
- Việc điều động làm thay đổi chức vụ đang đảm nhiệm của người được điều động.
Trong quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm và thẩm quyền gì về việc điều động cán bộ? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quyền xử lý kỷ luật đối với những cán bộ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Quy chế phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về việc xử lý kỷ luật cán bộ như sau:
Xử lý kỷ luật cán bộ
1. Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật đối với những trường hợp được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 của Quy chế này; xem xét đề nghị của Hội đồng kỷ luật và trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
2. Quyết định một trong các hình thức kỷ luật sau:
a - Khiển trách, Cảnh cáo đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
b - Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đối với cán bộ ngạch Chuyên viên chính và tương đương.
c - Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc đối với cán bộ từ ngạch Chuyên viên và tương đương trở xuống.
3. Quyết định tạm đình chỉ công tác các trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 12 và khoản 2 Điều này.
Trường hợp cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý có dấu hiệu phạm tội phải báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao biết.
4. Giải quyết khiếu nại lần đầu các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quyền quyết định xử lý kỷ luật đối với những cán bộ sau:
(1) Khiển trách, Cảnh cáo đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
(2) Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đối với cán bộ ngạch Chuyên viên chính và tương đương.
(3) Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc đối với cán bộ từ ngạch Chuyên viên và tương đương trở xuống.
Trong quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có được quyết định nâng lương trước thời hạn hay không?
Căn cứ khoản 6 Điều 22 Quy chế phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về việc thực hiện chính sách cán bộ như sau:
Thực hiện chính sách cán bộ
1. Quyết định nâng bậc lương theo niên hạn, nâng phụ cấp thâm niên, thông báo và quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ trong đơn vị (trừ chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
2. Thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi chuyển ngạch, chuyển loại hoặc tuyển chọn công chức dự thi nâng ngạch.
3. Quyết định chuyển ngạch đối với công chức loại B, loại C khi thay đổi công việc; cử công chức tham gia dự thi nâng ngạch.
4. Cho thôi việc hoặc chuyển ngành đối với cán bộ không giữ chức danh pháp lý, chức vụ quản lý, lãnh đạo từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở xuống.
5. Quyết định việc cán bộ đi thăm viếng người thân, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài (trừ chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
6. Các trường hợp quyết định sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt:
a - Nâng lương trước thời hạn.
b - Chuyển ngạch, điều chỉnh bậc lương đối với công chức loại A0, A1.
c - Chuyển loại công chức.
d - Cán bộ giữ chức danh pháp lý, chức vụ quản lý thôi việc, chuyển ngành.
e - Thôi việc, chuyển ngành do sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế.
Như vậy, theo quy định thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chỉ được quyết định nâng lương trước thời hạn sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.