Trong quá trình xếp dỡ hóa chất dễ cháy nổ thì xe vận chuyển có bắt buộc phải tắt máy hoàn toàn?

Trong quá trình xếp dỡ hóa chất dễ cháy nổ thì xe vận chuyển có bắt buộc phải tắt máy hoàn toàn? Trường hợp hóa chất dễ cháy nổ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo các yêu cầu gì? - câu hỏi của anh S. (Hà Nội)

Trong quá trình xếp dỡ hóa chất dễ cháy nổ thì xe vận chuyển có bắt buộc phải tắt máy hoàn toàn?

Yêu cầu khi xếp dỡ hóa chất dễ cháy nổ được căn cứ theo tiết 8.4.8 tiểu mục 8.4 Mục 8 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 48/2020/TT-BCT như sau:

8.4. Yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với hóa chất
...
8.4.8. Khi xếp, dỡ hóa chất dễ cháy, nổ:
- Phải xây dựng quy trình an toàn xếp, dỡ hóa chất dễ chảy, nổ;
- Trang bị phương tiện ứng phó sự cố tràn, đổ phù hợp;
- Cấm các phương tiện vận chuyển không có nhiệm vụ hoặc không đáp ứng các quy định về phòng chống cháy, nổ đi vào bên trong khu vực bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ.
- Trong quá trình xếp, dỡ hóa chất dễ cháy, nổ, phương tiện vận chuyển phải tắt máy hoàn toàn hoặc có biện pháp phòng chống cháy, nổ phù hợp;
...

Căn cứ trên quy định yêu cầu khi xếp dỡ hóa chất dễ cháy nổ như sau:

- Phải xây dựng quy trình an toàn xếp, dỡ hóa chất dễ chảy, nổ;

- Trang bị phương tiện ứng phó sự cố tràn, đổ phù hợp;

- Cấm các phương tiện vận chuyển không có nhiệm vụ hoặc không đáp ứng các quy định về phòng chống cháy, nổ đi vào bên trong khu vực bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ;

- Trong quá trình xếp, dỡ hóa chất dễ cháy nổ, phương tiện vận chuyển phải tắt máy hoàn toàn hoặc có biện pháp phòng chống cháy, nổ phù hợp.

Như vậy, trong quá trình xếp dỡ hóa chất dễ cháy nổ thì xe vận chuyển phải tắt máy hoàn toàn hoặc có biện pháp phòng chống cháy, nổ phù hợp.

hóa chất dễ cháy nổ

Trong quá trình xếp dỡ hóa chất dễ cháy nổ thì xe vận chuyển có bắt buộc phải tắt máy hoàn toàn? (Hình từ Internet)

Trường hợp hóa chất dễ cháy nổ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo các yêu cầu gì?

Trường hợp hóa chất dễ cháy nổ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo các yêu cầu được căn cứ theo tiết 8.4.4 tiểu mục 8.4 Mục 8 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 48/2020/TT-BCT như sau:

8.4. Yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với hóa chất
...
8.4.4. Trường hợp hóa chất dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình thao tác an toàn;
- Biết rõ ảnh hưởng của chất thêm vào đối với tính chịu nhiệt, tính dễ cháy, nổ của loại hóa chất dễ cháy, nổ;
- Chất thêm vào không có tạp chất không xác định.
...

Theo quy định nêu trên thì trường hợp hóa chất dễ cháy nổ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình thao tác an toàn;

- Biết rõ ảnh hưởng của chất thêm vào đối với tính chịu nhiệt, tính dễ cháy, nổ của loại hóa chất dễ cháy, nổ;

- Chất thêm vào không có tạp chất không xác định.

Trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ ở khu vực có thiết bị thông gió đang hoạt động thì cần xử lý ra sao?

Trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ ở khu vực có thiết bị thông gió đang hoạt động thì cần xử lý theo yêu cầu tại tiết 8.4.11 tiểu mục 8.4 Mục 8 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 48/2020/TT-BCT như sau:

8.4. Yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với hóa chất
...
8.4.9. Trường hợp xảy ra sự cố cháy, nổ, mọi người có mặt phải dùng phương tiện bảo vệ cá nhân tham gia cứu chữa người bị nạn và chữa cháy. Những người không có phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn không được tham gia chữa cháy. Người gọi điện thoại báo công an phòng cháy chữa cháy và y tế cấp cứu, phải chỉ dẫn địa chỉ rõ ràng và trực tiếp đón dẫn đường nhanh nhất.
8.4.11. Trường hợp xảy ra cháy ở khu vực có thiết bị thông gió đang hoạt động phải lập tức dừng thiết bị thông gió để đám cháy không lan rộng ra những vùng khác, sau đó áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp.
8 4.12. Phải có quy định chặt chẽ chế độ dùng lửa tại khu vực sản xuất, sử dụng và kho chứa hóa chất dễ cháy, nổ. Khi sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải tuân thủ quy trình làm việc an toàn phòng cháy, nổ, có xác nhận bảo đảm của cán bộ an toàn lao động.

Theo đó, trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ ở khu vực có thiết bị thông gió đang hoạt động phải lập tức dừng thiết bị thông gió để đám cháy không lan rộng ra những vùng khác, sau đó áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

794 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào