Trong quá trình xác định chi phí phần mềm nội bộ ai là người chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc xác định giao dịch?

Trong quá trình xác định chi phí phần mềm nội bộ ai là người chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc xác định giao dịch? Hồ sơ phục vụ xác định chi phí phần mềm nội bộ có bao gồm yêu cầu về thông tin hay không?

Giao dịch trong quá trình xác định chi phí phần mềm nội bộ được hiểu như thế nào?

Chi phí phần mềm nội bộ là chi phí trong hoạt động lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Hướng dẫn xác định chi phí phần mềm nội bộ ban hành kèm theo Quyết định 671/QĐ-BTTTT năm 2024 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xác định chi phí phần mềm nội bộ là việc xác định khối lượng, phương thức tính toán trên cơ sở nỗ lực giờ công để thực hiện các trường hợp sử dụng (Use case).
2. Tác nhân (Actor) là người hoặc hệ thống bên ngoài tương tác, trao đổi thông tin với phần mềm.
3. Giao dịch (Transaction) là một chuỗi các hành động có tính chất tương tác giữa tác nhân và phần mềm. Khởi đầu của chuỗi hành động này là một hành động từ tác nhân tới phần mềm. Kết thúc của chuỗi hành động này là một hành động ngược trở lại của phần mềm lên tác nhân.
4. Trường hợp sử dụng (Use case) là một tập hợp các giao dịch giữa phần mềm với các tác nhân nhằm đạt được một mục tiêu sử dụng nào đó của tác nhân. Một trường hợp sử dụng mô tả một hoặc nhiều giao dịch xảy ra khi tác nhân tương tác với phần mềm.

Theo đó, trong quá trình xác định chi phí phần mềm nội bộ, giao dịch được hiểu là một chuỗi các hành động có tính chất tương tác giữa tác nhân và phần mềm.

Khởi đầu của chuỗi hành động này là một hành động từ tác nhân tới phần mềm. Kết thúc của chuỗi hành động này là một hành động ngược trở lại của phần mềm lên tác nhân.

Trong quá trình xác định chi phí phần mềm nội bộ ai là người chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc xác định giao dịch?

Trong quá trình xác định chi phí phần mềm nội bộ ai là người chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc xác định giao dịch? (Hình từ Internet)

Trong quá trình xác định chi phí phần mềm nội bộ ai là người chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc xác định giao dịch?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Hướng dẫn xác định chi phí phần mềm nội bộ ban hành kèm theo Quyết định 671/QĐ-BTTTT năm 2024 như sau:

Yêu cầu và hướng dẫn chi tiết đối với việc xác định chi phí phần mềm nội bộ
1. Chi phí phần mềm nội bộ phải được tính toán phù hợp với giải pháp, phương án kỹ thuật, công nghệ trong thiết kế được phê duyệt; trình tự xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm.
2. Chi phí phần mềm nội bộ phải được tính đúng, tính đủ và tuân thủ nguyên tắc không trùng lặp.
3. Các số liệu dùng trong việc xác định chi phí phần mềm nội bộ phải phù hợp với nội dung hồ sơ phục vụ xác định chi phí phần mềm nội bộ hướng dẫn tại Điều 5.
4. Các thuyết minh, ghi chú hoặc chỉ dẫn liên quan tới quá trình xác định chi phí phần mềm nội bộ phải nêu rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nội dung hồ sơ phục vụ xác định chi phí phần mềm nội bộ và bổ sung diễn giải cụ thể (nếu có).
5. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc xác định tác nhân (Actor), trường hợp sử dụng (Use Case), giao dịch (Transaction) theo Phụ lục I, Phụ lục III của Hướng dẫn này.
...

Như vậy theo quy định trên thì chủ đầu tư sẽ là người chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc xác định giao dịch trong quá trình xác định chi phí phần mềm nội bộ.

Hồ sơ phục vụ xác định chi phí phần mềm nội bộ có bao gồm yêu cầu về an toàn thông tin hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Hướng dẫn xác định chi phí phần mềm nội bộ ban hành kèm theo Quyết định 671/QĐ-BTTTT năm 2024 như sau:

Nội dung hồ sơ phục vụ xác định chi phí phần mềm nội bộ
Hồ sơ phục vụ xác định chi phí phần mềm nội bộ phải thể hiện các nội dung sau:
1. Các nội dung quy định tại Điều 18 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP.
2. Bảng danh sách các tác nhân tham gia vào hệ thống.
3. Bảng danh sách các yêu cầu chức năng của phần mềm nội bộ.
4. Bảng chuyển đổi yêu cầu chức năng sang trường hợp sử dụng.
5. Yêu cầu về độ phức tạp kỹ thuật - công nghệ của phần mềm nội bộ.
6. Các yêu cầu về năng lực của cán bộ tham gia xây dựng, phát triển, mở rộng phần mềm nội bộ.

Dẫn chiếu đến quy định tại điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định 73/2019/NĐ-CP như sau:

Mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ
Việc mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ phải bảo đảm đủ điều kiện để xác định chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, bao gồm các nội dung chính sau:
...
3. Các yêu cầu phi chức năng:
a) Yêu cầu cần đáp ứng đối với cơ sở dữ liệu;
b) Yêu cầu về an toàn thông tin;
c) Các yêu cầu cần đáp ứng về thời gian xử lý, độ phức tạp xử lý của các phần mềm;
d) Các yêu cầu về cài đặt, hạ tầng, đường truyền, an toàn vận hành, khai thác, sử dụng;
đ) Các ràng buộc đối với hệ thống gồm: ràng buộc môi trường, sự phụ thuộc vào hệ thống nền tảng;
e) Yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6 (nếu hoạt động trên môi trường Internet);
g) Các yêu cầu phi chức năng khác.

Như vậy, hồ sơ phục vụ xác định chi phí phần mềm nội bộ phải bao gồm nội dung mô tả yêu cầu kỹ thuật về an toàn thông tin.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

753 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào